Vạn An Decor là đơn vị thiết kế thi công nội thất có phong cách đa dạng và chuyên sâu về bố trí mặt bằng. Chúng tôi am hiểu vật liệu trong ngành để áp dụng thi công hoàn thiện nội thất “Chìa khóa trao tay” giúp khách hàng thực sự “tận hưởng không gian sống” trong ngôi nhà của mình. Hãy cùng Vạn An Decor tìm hiểu dưới đây về Ốp trần gỗ tự nhiên, một hạng mục nội thất góp phần quan trọng trong thiết kế nội thất đẹp.
Trần gỗ tự nhiên là gì?
Trần gỗ tự nhiên là loại trần dùng các tấm ốp bằng gỗ tự nhiên ghép trên nền trần bê tông cốt thép ban đầu. Các loại gỗ làm trần nhà hiện khá đa dạng, mang đến không gian sống sang trọng, ấm cúng như gỗ Gõ đỏ, gỗ Pơmu, gỗ lim, gỗ xoan đào, sồi…mỗi loại gỗ sẽ có vẻ đẹp và giá thành khác nhau tùy vào nhu cầu của người sử dụng. Trần nhà gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp nguyên bản của thiên nhiên, màu sắc và vân gỗ sắc nét, độ bền chắc cao.
Ưu điểm của trần gỗ tự nhiên
– An toàn cho người dùng: tấm ốp trần gỗ tự nhiên tạo nên không gian sống gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm giác trong lành, cải thiện chất lượng không khí. Gỗ tự nhiên có khả năng hấp thụ các chất độc hại và khí CO2 trong không khí, giúp làm sạch không khí và giữ cho không gian trong nhà luôn trong trạng thái tươi mới và trong lành. Ngoài ra, trần gỗ tự nhiên còn có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, giúp giảm thiểu tiếng ồn.
– Tính thẩm mỹ cao và thể hiện đẳng cấp của không gian.
– Độ bền tương đối cao: trần gỗ tự nhiên trung bình có tuổi thọ lên đến 20 năm tùy thuộc vào từng loại gỗ khác nhau.
Nhược điểm của trần gỗ tự nhiên
– Do nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm vì vậy loại trần gỗ này không được khuyến khích sử dụng vì có thể sẽ gây mất cân bằng sinh thái, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên tự nhiên.
– Giá thành của loại trần này cao hơn so với các loại trần nhân tạo khác .
– Quá trình thi công mất nhiều thời gian do tính cầu kỳ trong thi công, trọng lượng của chất liệu khá nặng nên cần phải đảm bảo kết cấu nâng đỡ chắc chắn.
Các loại gỗ thường dùng để ốp trần
Hiện nay có rất nhiều loại tấm ốp trần gỗ tự nhiên giúp gia chủ có thêm nhiều sự lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu. Dưới đây là một số loại gỗ
Trần gỗ Hương
Gỗ Hương là một loại gỗ quý hiếm, có mùi hương dịu nhẹ mang đến cảm giác thoải mái dễ chịu khi sử dụng. Loại gỗ này có các đường vân gỗ rất bắt mắt, ấn tượng, tạo nên không gian vô cùng độc đáo. Ngoài ra gỗ Hương cũng ít bị cong vênh, mối mọt, độ bền cao và có khả năng thích ứng tốt với thời tiết, khí hậu của Việt Nam. Giá thành của tấm ốp trần làm từ gỗ Hương ở phân khúc giá cao.
Trần gỗ Xoan
Gỗ Xoan là loại gỗ phổ thông vì giá thành ở phân khúc giá thấp trong các loại gỗ tự nhiên. Chất gỗ có màu sáng giúp tạo cảm giá rộng rãi cho không gian và trọng lượng cũng nhẹ nên dễ dàng trong việc thi công. Tuy nhiên về tính thẩm mỹ thì loại gỗ này không được bắt mắt cho lắm bởi cấu tạo ít vân gỗ, ngoài ra chất gỗ xốp nên dễ hút ẩm. Với những đặc điểm trên thì không phải lúc nào người dùng cũng lựa chọn trần làm từ gỗ Xoan.
Trần gỗ Pơ mu
Đây là một trong những loại gỗ được sử dụng nhiều trong ốp trần bằng gỗ tự nhiên hiện nay. Gỗ Pơ mu có màu sắc đậm, thường có các đường vân tối rõ nét, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng, nguồn gốc gỗ Pơ Mu chủ yếu từ Thái Lan, Lào và Campuchia. Gỗ Pơ Mu có độ cứng cao, nên nó không dễ bị cong vênh hay biến dạng bởi các yếu tố bên ngoài. Loại này cũng chịu ẩm kém vì vậy cần xử lý để tránh ẩm mốc, làm tăng độ bền của trần.
Trần gỗ Gõ
Gỗ Gõ nằm trong danh sách các loại gỗ quý hiếm với giá thành cao nhưng nó có những đặc điểm nổi bật thích hợp để làm ốp trần như: màu sắc sáng tự nhiên và bền màu theo thời gian, chất gỗ rắn chắc nên tuổi thọ rất cao, có khả năng chống mối mọt tốt.
Trần gỗ Thông
Gỗ Thông cũng là loại gỗ phổ biển để sử dụng làm tấm ốp trần. Nó có vân gỗ to đều, rõ ràng, sắc nét, màu gỗ hài hòa có giá trị thẩm mỹ cao. Chất gỗ nhẹ, dễ dàng thi công tuy nhiên dễ bị trầy xước nếu quá trình thi công không cẩn thận. Độ bền cao lên đến 20 năm.
Biện pháp thi công trần gỗ tự nhiên
Hướng dẫn thi công trần gỗ tự nhiên:
Bước 1: Xác định vị trí thi công và đo đạc thông số
Khảo sát và xác định vị trí lắp đặt tấm ốp, đo đạc các thông số để chuẩn bị nguyên liệu hợp lí, bên cạnh đó nhận định độ bằng phẳng của trần nhà.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu thi công
– Gỗ ốp trần
– Sơn nước hoặc dơn dầu, bột bả matit
– Dụng cụ: máy khoan, máy cắt, đinh vít…
– Thanh để làm khung xương bằng thép mạ chống gỉ hoặc thanh gỗ chữ C
Bước 3: Lắp hệ khung xương
Đây là bước quan trọng nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác khi thi công ốp trần vì hệ khung xương có vai trò quan trọng, nó là lớp nền cố định và cân bằng bề mặt trần giúp việc lắp đặt các tấm ốp hiệu quả hơn.
Bước 4: Lắp đặt trần
Sau khi đã lắp đặt hoàn thiện khung xương. Công đoạn tiếp theo là lắp đặt những thanh lam hoặc thanh gỗ lên trên hệ khung xương vừa lắp đặt ở bước trên. Dựa theo kích thước của trần nhà chia khổ ván trần hợp lý để tiết kiệm tối đa vật liệu.
Bước 5: Khâu hoàn thiện, vệ sinh
Sau khi đã hoàn thành xong quá trình thi công làm trần gỗ. Công đoạn cuối cùng cần phải thực hiện đó là kiểm tra lại toàn bộ công trình đã thi công. Sau đó thì vệ sinh bề mặt trần và bảo quản, có thể sử dụng khăn ướt lau bề mặt để loại bỏ hết vết bẩn bám trên bề mặt trần gỗ thay vì sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa đối với những loại trần gỗ. Nếu công trình còn đang trong quá trình thi công thì bạn nên che chắn các vị trí có thể sẽ bị ảnh hưởng từ việc thi công các hạng mục khác để đảm bảo bề mặt trần gỗ sẽ không bị hư hỏng trong khi thi công.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về ốp trần gỗ tự nhiên của Vạn An Decor. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về hạng mục nội thất này.
Nếu quý khách hàng, các chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế thi công nội thất hoặc tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẠN AN
Văn phòng: 47 Hàm Long, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ: 0903268885
Website: http://vanandecor.com/