Vạn An Decor là đơn vị thiết kế thi công nội thất có phong cách đa dạng và chuyên sâu về bố trí mặt bằng. Chúng tôi am hiểu vật liệu trong ngành để áp dụng thi công hoàn thiện nội thất “Chìa khóa trao tay” giúp khách hàng thực sự “tận hưởng không gian sống” trong ngôi nhà của mình. Hãy cùng Vạn An Decor tìm hiểu dưới đây về gạch lát sàn, một loại vật liệu nội thất góp phần quan trọng trong thiết kế nội thất đẹp.
Gạch lát sàn là gì ?
Gạch lát sàn là loại gạch được sử dụng để ốp lát sàn trong các công trình xây dựng như nhà ở, văn phòng, cửa hàng hay các loại công trình công cộng khác. Thành phần chính của gạch là đất sét, trường thạch và một số nguyên liệu khác khai thác tự nhiên cùng một số phụ gia, trải qua một quy trình sản xuất gồm nghiền, lọc, sấy, ép, tráng men, tạo hiệu ứng và nung kết, để hình thành các viên gạch lát đa dạng về chủng loại, kích thước, màu sắc, họa tiết, hoa văn. Gạch lát sàn được sử dụng không chỉ để tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp sàn/nền công trình trở nên chắc chắn, bền bỉ và dễ vệ sinh chăm sóc hơn.
Kết cấu của gạch lát sàn thường bao gồm 3 thành phần chính:
• Lớp phủ gạch: Là lớp trên cùng của bề mặt gạch, có chức năng bảo vệ lớp men màu phía dưới và tạo hiệu ứng thẩm mỹ cho viên gạch lát.
• Lớp men gạch: Là lớp mỏng bao phủ bề mặt gạch để in một hoặc nhiều lớp màu sắc và họa tiết.
• Lớp xương gạch: Là phần cốt nguyên liệu ở phía dưới tạo nên độ dày của mội viên gạch, là thành phần quyết định độ bền và khả năng chống thấm của gạch. Xương gạch thường có độ cứng cao và được sản xuất từ các chất liệu như đất sét, bột đá, tràng thạch… sau đó được nung ở nhiệt độ cao để gia tăng độ bền và khả năng chịu lực cho viên gạch. Ngoài ra xương gạch cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng lớp men phía trên, lớp xương càng tốt thì lớp men càng thấm sâu và sắc nét.
Những ưu điểm của gạch lát sàn
• Tính thẩm mỹ cao: Nhờ có sự đa dạng về màu sắc, kích thước cũng như họa tiết, hoa văn nên gạch lát sàn là một phần rất quan trọng trong quá trình trang trí nội thất. Gạch lát sàn thường được sử dụng để tạo điểm nhấn thẩm mỹ, mang lại một không gian sống đẹp mắt và sang trọng.
• Độ bền cao: Gạch lát sàn được nung ở nhiệt độ cao trong quá trình sản xuất nên thường có độ bền cao, có khả năng chịu lực tốt, giúp chống thấm, cách nhiệt cho sàn của công trình.
• Dễ vệ sinh: Gạch lát sàn thường có khả năng chống chịu tốt với các chất hóa học, không bị ảnh hưởng bởi dầu mỡ, hạn chế tình trạng nấm mốc… giúp quá trình vệ sinh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Nhược điểm của gạch lát sàn
• Dễ vỡ và trầy xước: Dù có độ bền tương đối cao nhưng gạch lát sàn vẫn có nguy cơ bị nứt vỡ, trầy xước nếu chịu va đập mạnh hoặc lực lớn tác động.
• Thẩm mỹ giảm theo thời gian: Việc vệ sinh, chùi rửa trong thời gian dài có thể khiến lớp men gạch bị bong tróc, bào mòn dẫn đến việc màu sắc, độ bóng của gạch bị hao tổn theo thời gian. Ngoài ra mạch gạch cũng có thể bị ố, xỉn màu trong quá trình sử dụng gây mất thẩm mỹ.
• Nguy cơ trơn trượt: Bề mặt trơn bóng của gạch lát khi trong điều kiện thời tiết nồm ẩm hoặc môi trường ẩm ướt như nhà bếp, phòng tắm có thể tăng nguy cơ trơn trượt, té ngã, gây mất an toàn cho người sử dụng.
• Thi công và bảo trì phức tạp hơn một số vật liệu khác: So với lắp đặt sàn gỗ thì quá trình thi công lát gạch có phần bất tiện hơn do có nhiều công đoạn hơn, kỹ thuật phức tạp, tiêu tốn nhiều thời gian, sử dụng vôi vữa gây mất vệ sinh, quá trình vận chuyển gạch khó khăn hơn… Ngoài ra khi gạch bị vỡ thì việc sửa chữa, thay thế cũng tốn kém và mất thời gian hơn.
Phân loại Gạch lát sàn
Phân loại gạch lát sàn theo xương gạch
Gạch lát sàn xương ceramic được sản xuất từ đất sét (ball clay) tự nhiên có màu trắng, đỏ hoặc nâu… theo tỷ lệ 70% đất sét và 30% bột đá và các chất phụ gia khác. Hỗn hợp này sau đó được nung ở nhiệt độ từ 1.000°C đến 1.200°C để tạo thành phẩm cứng có độ bền cao, có độ hút nước > 3%.
Do được sản xuất qua ít công đoạn và có thành phần chủ yếu là đất sét nên gạch ceramic có độ tinh khiết thấp hơn so với các dòng gạch khác. Cũng vì vậy mà dòng gạch này thuộc phân khúc giá rẻ, có độ phổ biến cao và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Ưu điểm của gạch ceramic
• Đa dạng về màu sắc, mẫu mã và kích thước, giúp bạn thoải mái lựa chọn loại gạch lát phù hợp với không gian sống của mình.
• Tính thẩm mỹ cao, có khả năng mô phỏng chân thực các bề mặt vân gỗ, đá tự nhiên nên có thể sử dụng trong nhiều loại phong cách thiết kế khác nhau.
• Dễ dàng trong thi công và bảo trì do gạch có độ cứng vừa phải, trọng lượng nhẹ giúp việc khoan, cắt trở nên dễ dàng hơn.
• Giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Nhược điểm của gạch ceramic
• Dễ bị nứt vỡ, trầy xước nếu bị va đập mạnh, chịu ma sát trong thời gian dài.
• Do gạch có độ hút nước cao nên có thể xảy ra tình trạng phồng rộp, nấm mốc ở các khu vực có độ ẩm cao, dễ đổ mồ hôi, đọng nước trên bề mặt trong thời tiết nồm ẩm.
Gạch lát sàn xương bán sứ (semi-porcelain) là dòng gạch có cấu tạo và chất lượng được lai giữa 2 dòng gạch Ceramic và Granite, được sản xuất theo tỷ lệ 50% tràng thạch, 50% cao lanh và một số chất phụ gia khác. Gạch bán sứ trải qua quá trình sản xuất khép kín nhiều công đoạn, được nung ở nhiệt độ 1000-1200 độ C sau đó được mài cạnh để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Gạch bán sứ có độ hút nước < 3%.
Ưu điểm của gạch lát sàn xương bán sứ
•Gạch bán sứ có tính thẩm mỹ cao, bề mặt gạch sáng bóng, màu sắc, hoa văn trên bề mặt gạch đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế.
•Do có độ hút nước thấp (0,5 – 3%) nên gạch bán sứ có khả năng chống thấm nước tốt, hạn chế tình trạng nồm ẩm, nấm mốc trong các môi trường có độ ẩm cao.
•Bề mặt gạch được phủ lớp men bảo vệ nên hạn chế được hiện tượng mài mòn, trầy xước trong quá trình sử dụng.
•Giá thành của gạch bán sứ ở mức trung bình, phù hợp với thị trường Việt Nam.
Nhược điểm của gạch lát sàn xương bán sứ
• Khả năng chịu lực ở mức trung bình do gạch bán sứ có khả năng kết khối kém hơn so với gạch granite
• Lớp phủ men trên bề mặt gạch bán sứ dễ bay màu sau một thời gian dài sử dụng khiến màu sắc và họa tiết trên bề mặt gạch bị phai mờ gây mất thẩm mỹ.
Gạch lát sàn porcelain là dòng gạch cao cấp, được sản xuất theo tỉ lệ 70% đất sét, 25% cao lanh tinh chế và một số phụ gia khác. Gạch porcelain được nung ở nhiệt độ cao hơn các dòng gạch khác, từ 1200 – 1300 độ C. Do đó gạch có kết cấu thành phần bền vững, có độ hút nước thấp < 0.5% nên rất cứng cáp, có khả năng chịu lực và chống thấm rất tốt. Bề mặt gạch porcelain sắc nét và có độ bóng cao hơn gạch ceramics. Nhờ có độ bền và tính thẩm mỹ cao nên gạch Porcelain được ứng dụng phổ biến, sử dụng trong cả nội và ngoại thất.
Gạch porcelain thường được chia làm 2 loại dựa vào kỹ thuật sản xuất:
•Gạch porcelain mài bóng công nghệ nano (gạch porcelain không phủ men): Là loại gạch được mài để tạo ra độ bóng nên không dùng lớp phủ men gạch như thông thường. Nhờ đó gạch có bề mặt sáng bóng, mang lại vẻ đẹp hiện đại và sang trọng cho công trình.
•Gạch porcelain phủ men: Có phong cách trang nhã, chống trơn tốt, có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, chống thấm nước, chống ẩm.
Ưu điểm của gạch porcelain
•Có độ bền cao, khả năng chịu lực và chống trầy xước cực kỳ tốt.
•Do có độ hút nước < 0.5% nên gạch porcelain độ chống thấm gần như là tuyệt đối, có thể được sử dụng tại nhiều khu vực trong cả nội thất và ngoại thất.
•Mẫu mã, kích thước phong phú, đa dạng nên có nhiều ứng dụng khác nhau: lát sàn phòng khách, phòng ngủ, trang trí sân vườn….
•Gạch có tính thẩm mỹ cao mang hơi hướng hiện đại, mang lại vẻ đẹp tinh tế và sang trọng nên có thể sử dụng cho nhiều loại không gian khác nhau như nhà ở, trung tâm mua sắm, bệnh viện, khách sạn…
Nhược điểm của gạch porcelain
Nhược điểm duy nhất của gạch porcelain là giá thành khá cao, cao hơn so với các loại gạch ceramic và gạch bán sứ. Tuy nhiên trên thị trường vẫn có các dòng gạch porcelain thuộc phân khúc trung bình với chất lượng tương đương nên vẫn có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung từ thị trường.
Gạch lát sàn granite là một dạng đá nhân tạo được sản xuất theo tỉ lệ 70% bột đá, 30% đất sét cùng một số chất phụ gia khác. Gạch granite có độ hút nước < 0.05%, là loại gạch có độ hút nước thấp nhất trong các dòng gạch. Gạch granite thường được mài bóng bề mặt, tuy nhiên hiện nay cũng có các dòng gạch granite tráng men bóng để tăng hiệu ứng thẩm mỹ. Gạch granite còn có các tên gọi khác như “gạch đồng chất” (do có sự đồng chất từ xương gạch đến bề mặt) hay “gạch thạch anh” (do có 70% nguyên liệu sản xuất là bột đá)
Gạch granite thường được chỉa làm 2 loại
• Gạch granite đồng chất: Là loại gạch ốp lát thuộc phân khúc cao cấp nhất thị trường hiện nay. Do không được phủ lớp men như các dòng gạch thông thường nên gạch có sự đồng nhất giữa xương gạch và bề mặt. Nhờ đó gạch có khả năng chống trầy xước rất tốt, mang lại vẻ đẹp hiện đại và sang trọng cho không gian sống.
• Gạch granite phủ men: Được phủ lớp men trên bề mặt gạch để tạo họa tiết vân gỗ, vân đá, vân mây… giúp mang lại tính thẩm mỹ cao. Một số loại gạch granite phổ biến: Gạch granite mài men (mài toàn phần và bán phần), gạch granite không mài men (men khô, men mờ, men bóng, men bán bóng) và gạch granite kỹ thuật số (áp dụng công nghệ in KTS hiện đại).
Ưu điểm của gạch granite
• Độ cứng cao, có khả năng chịu lực rất tốt nên được sử dụng trong nhiều loại không gian nội thất và ngoại thất.
• Độ hút nước thấp < 0,05% nên có khả năng chống thấm cực tốt, hạn chế tình trạng nấm mốc cho công trình.
• Do có sự đồng chất từ xương đến bề mặt nên bề mặt gạch không bị bong tróc, bền màu và có độ bóng cao.
Nhược điểm của gạch granite
• Có ít mẫu mã, kích thước và họa tiết trang trí hơn các dòng gạch khác.
• Do có độ hút nước kém nên thường xảy ra tình trạng tích tụ nước trên bề mặt gạch trong thời tiết nồm ẩm, môi trường ẩm ướt.
• Có giá thành cao nhất trong các loại gạch lát.
Tiêu chí so sánh | Gạch Ceramic | Gạch Semi Porcelain | Gạch Porcelain | Gạch Granite |
Thành phần | Gồm 70% đất sét + 30% bột đá, phụ gia. | 50% là tràng thạch + 50% cao lanh và phụ gia | Gồm 70% bột đá, 30% đất sét cao lanh tinh chế và phụ gia | 70% bột đá, 30% đất sét cao lanh tinh chế và phụ gia |
Nhiệt độ nung | 1.100 độ C | 1000 – 1200 độ C | 1.200 – 1.220 độ C | > 1.200 độ C |
Độ hút nước, chống thấm | > 0,5% với gạch lát nền, >3% với gạch lát sàn. | >0.5% và < 3% | < 0.5% | < 0.5% |
Độ chịu lực, độ cứng | Xương mỏng, chịu lực ở mức trung bình, dễ nứt vỡ hơn. | Cường độ chịu lực trung bình, dễ bị sứt mẻ khi va đập, không bằng gạch Granite | Rất tốt, 1 số loại lên tới 1.000kg/viên | Rất tốt |
Khả năng chống trầy xước | 70%, màu men in được phủ ở nước sau nên dễ phai màu, loang lổ, bề mặt dễ xước hơn. | Lớp phủ men bề mặt gạch tốt hơn gạch Ceramic, nhưng có thể dễ bay màu hơn so với gạch xương Granite. | 100% | 100% |
Ứng dụng | Lát sàn cho cho khu vực nội thất, ít ẩm ướt như phòng khách, phòng ngủ | Nên ưu tiên dùng cho lát sàn nơi có ít chịu mài mòn, ít chịu lực. | Lát sàn đẹp và bền vững cho khu vực nội ngoại thất | Lát sàn khu vực nội thất hay ngoại thất đều hợp |
Cách nhận biết | – Bề mặt phun phủ lớp men bóng
– Xương gạch thường màu đỏ ,nâu mỏng hơn so với gạch Porcelain và Granite – Mẫu mã, họa tiết phong phú |
– Bề mặt gạch có phủ 1 lớp men bóng hoặc men matt.
– Xương gạch màu trắng dày hơn so với gạch Ceramic – Mẫu mã, họa tiết phong phú |
– Bề mặt gạch phủ men bóng, có mẫu mài mặt hoặc phủ men matt, thêm men hiệu ứng
– Xương gạch dày màu trắng, lớp men mỏng. Có những loại Porcelain dày tới 20mm. – Mẫu mã, họa tiết đa dạng |
– Bề mặt gạch nhẵn mịn bởi được mài bóng.
– Xương đồng màu với bề mặt gạch – Mẫu mã đa dạng, họa tiết đơn giản chủ yếu gạch vân đá, vân mây, vân gỗ. |
Hình ảnh |
Trên đây là bài viết tìm hiểu về gạch lát sàn (Phần 1) của Vạn An Decor, vui lòng tham khảo các thông tin hữu ích khác về gạch lát sàn tại bài viết Tìm hiểu gạch lát sàn (Phần 2) và Tìm hiểu gạch lát sàn (Phần 3). Hi vọng các bài viết của chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về loại vật liệu nội thất này.
Nếu quý khách hàng, các chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế thi công nội thất hoặc tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẠN AN
Văn phòng: 47 Hàm Long, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ: 0903268885
Website: https://vanandecor.com/