Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về ốp trần gỗ công nghiệp

Vạn An Decor là đơn vị thiết kế thi công nội thất có phong cách đa dạng và chuyên sâu về bố trí mặt bằng. Chúng tôi am hiểu vật liệu trong ngành để áp dụng thi công hoàn thiện nội thất “Chìa khóa trao tay” giúp khách hàng thực sự “tận hưởng không gian sống” trong ngôi nhà của mình. Hãy cùng Vạn An Decor tìm hiểu dưới đây về Ốp trần gỗ công nghiệp, một hạng mục nội thất góp phần quan trọng trong thiết kế nội thất đẹp.

Ốp trần gỗ công nghiệp là gì?

Trong những năm gần đây trần gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến thay thế cho việc sơn trần thông thường. Đây là loại trần được lắp ghép từ các tấm gỗ công nghiệp làm từ bột gỗ kết hợp với các chất phụ gia hoặc ghép từ các lớp gỗ mỏng lại với nhau, bề mặt được làm một lớp vân gỗ để tăng tính thẩm mỹ. Tấm gỗ công nghiệp được chia làm nhiều loại như: Plywood, MDF, HDF với kết cấu từ bột gỗ và phụ gia hoặc ghép từ các lớp gỗ mỏng lại với nhau. Ngoài ra lớp ngoài được phủ một lớp vân gỗ bổ sung. Do các tấm gỗ công nghiệp có đặc điểm là cứng, giòn, khó uốn cong và tương đối nặng, nên khi sử dụng để ốp trần cần phải có khung xương chắc chắn và gia cố cẩn thận để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công và sử dụng sau này.

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về ốp trần gỗ công nghiệp

Ưu điểm của ốp trần gỗ công nghiệp

+ Do trong thành phần của gỗ công nghiệp đã có các chất phụ gia vì vậy trần làm từ loại gỗ này có khả năng chống ẩm mốc, mối mọt.
+ Trần gỗ công nghiệp có sự đa dạng về mẫu mã thiết kế, họa tiết vân gỗ và màu sắc.
+ Trọng lượng nhẹ hơn gỗ tự nhiên nên thuận tiện trong thi công, vận chuyển.
+ Trần gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều cũng bởi vì giá thành hợp lí mà độ bền có thể lên đến 10-20 năm.
+ Bề mặt có lớp phủ chống xước, chống mài mòn tốt.

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về ốp trần gỗ công nghiệp 4

Nhược điểm của ốp trần gỗ công nghiệp

+ Khả năng chống nước chưa thực sự tốt, nếu chịu ẩm quá lâu thì trần gỗ có thể bị hư hỏng, mục nát, gây nguy hiểm nếu bị bung khỏi trần
+ Trần nhà được ốp bằng gỗ công nghiệp chỉ có thể tạo hình những họa tiết đơn giản, không thể chạm trổ như gỗ tự nhiên.
+ Độ bền của trần gỗ công nghiệp vẫn không thể bằng trần gỗ tự nhiên
+ Giá thành cao hơn các loại trần nhựa.

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về ốp trần gỗ công nghiệp 6

Phân loại ốp trần gỗ công nghiệp

Tấm ốp trần gỗ MDF

Gỗ MDF có tên đầy đủ là Medium Density Fiberboard, Ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính,  chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ được nén chặt tạo thành khối theo độ dày và kích thước mong muốn. Bề mặt của gỗ MDF phẳng, nhẵn và mịn, dể dàng kết hợp với các vật liệu bề mặt khác như Veneer, acrylic, melamine, laminate,…Cấu trúc của tấm gỗ MDF là cấu trúc đồng nhất, không có các vân gỗ hay mắt gỗ giúp gia công dễ dàng hơn.

Thiết kế nội thất đẹp 3

Tấm ốp trần gỗ HDF

High Density Fiberboard là tên đầy đủ của gỗ HDF, cấu tạo từ 80-85% gỗ tự nhiên, loại này có cốt gỗ được cải tiến tốt hơn giúp tăng tính bền bỉ và khả năng chịu lực. Quá trình tạo ra tấm gỗ HDF cũng đòi hỏi một quá trình không hề đơn giản. Bột gỗ sau khi luộc sẽ được sấy khô trong nhiệt độ 1000-2000oC để loại bỏ nhựa và nước, sau đó được ép dưới áp suất 850-870kg/cm2 để định hình theo kích thước sử dụng. Với lực ép mạnh mẽ như vậy nên nó có độ chịu lực rất tốt, không bị biến dạng hay gãy khi chịu va đập mạnh.sợi gỗ mật độ cao, các phân tử bột gỗ liên kết chặt chẽ với nhau nên khả năng giãn nở rất thấp. Đảm bảo độ bền và hạn chế hư hại khi gặp nước, hay nhiệt độ cao. Cốt gỗ HDF có thể kết hợp với tất cả các vật liệu bề mặt để tăng tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm. Đây cũng là loại tấm ốp có giá thành cao nhất trong các loại cốt gỗ công nghiệp.

Thiết kế nội thất đẹp 1

Tấm ốp trần gỗ Plywood

Ván ép Plywood hay cốt gỗ dán đều là thuật ngữ khác nhau của loại gỗ công nghiệp được tạo ra từ nhiều tấm gỗ mỏng, có cùng kích thước được xếp chồng lên nhau và kết dính bằng loại keo đặc biệt chuyên dụng keo Phenol Formaldehyde (PF) hoặc keo Urea Formaldehyde (UF), có tác dụng tăng cường độ cứng và khả năng chịu nước. Phần cốt gỗ có thể là gỗ Thông, gỗ Tràm, gỗ Keo hoặc Bạch Đàn. Cuối cùng là lớp gỗ tự nhiên tạo nên bề mặt hoàn thiện cho tấm ván plywood.

Tìm hiểu về ốp trần gỗ công nghiệp 1

Biện pháp thi công ốp trần gỗ công nghiệp

Giống như các loại ốp trần khác, trần gỗ công nghiệp cũng cần áp dụng đúng quy trình và biện pháp thi công:

Bước 1: Khảo sát hiện trạng – chọn loại trần gỗ công nghiệp – đưa ra phương án thi công

Trước tiên cần khảo sát công trình thực tế, đo đạc để xác định diện tích thi công và tính toán kích thước, số lượng tấm ốp cần sử dụng. Sau đó lựa chọn loại gỗ công nghiệp và mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu của gia chủ.

Bước 2: Tiến hành lắp hệ khung xương cho trần nhà

Dùng máy bắn cốt laser để lắp đặt hệ khung xương giúp tạo độ phẳng cho trần nhà cũng như để tăng độ an toàn trong quá trình sử dụng. Các loại khung xương phổ biến hiện nay như: khung xương nhựa, khung xương gỗ tự nhiên và khung xương sắt, khung xương inox…

+ Đối với khung xương nhựa và gỗ tự nhiên: có thể lắp đặt trực tiếp trên trần bê tông và dùng đinh cố định xương lên trần và ốp gỗ lên khung xương.

+ Đối với khung xương sắt và khung xương inox: sử dụng giật cấp trần xuống thấp hơn theo thiết kế.

Bước 3: Lắp đặt trần gỗ

Bước tiếp theo tiến hành lắp đặt các thanh gỗ hoặc thanh lam lên hệ khung xương, chia kích thước tấm ốp theo kích thước trần để giảm hao hụt nhưng hạn chế cắt ván quá ngắn hoặc quá nhỏ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho kiến trúc.

Bước 4: Hoàn tất và vệ sinh

Sau khi lắp đặt trần gỗ công nghiệp xong cần dùng khăn ẩm vệ sinh lại toàn bộ trần cho sạch sẽ.

Tìm hiểu về ốp trần gỗ công nghiệp 3

Trên đây là bài viết tìm hiểu về ốp trần gỗ công nghiệp của Vạn An Decor. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về hạng mục nội thất này.

Nếu quý khách hàng, các chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế thi công nội thất hoặc tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẠN AN
Văn phòng: 47 Hàm Long, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ: 0903268885
Website: http://vanandecor.com/