Vạn An Decor là đơn vị thiết kế thi công nội thất có phong cách đa dạng và chuyên sâu về bố trí mặt bằng. Chúng tôi am hiểu vật liệu trong ngành để áp dụng thi công hoàn thiện nội thất “Chìa khóa trao tay” giúp khách hàng thực sự “tận hưởng không gian sống” trong ngôi nhà của mình. Hãy cùng Vạn An Decor tìm hiểu dưới đây về gạch lát sàn, một loại vật liệu nội thất góp phần quan trọng trong thiết kế nội thất đẹp.
Trong các bài viết trước (Phần 1) và (Phần 2), Vạn An Decor đã giúp bạn tìm hiểu gạch lát sàn là gì, ưu nhược điểm của gạch lát sàn và phân loại gạch lát sàn theo xương gạch và bề mặt gạch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương pháp thi công lát sàn gạch và một số tiêu chí khi chọn lựa gạch lát sàn.
Các phương pháp thi công lát sàn gạch
Thi công lát sàn gạch có hai phương pháp: Dùng keo dán gạch hoặc dùng xi măng. Tuy nhiên, dùng phương pháp nào thì cũng cần lưu ý phải ngâm nước trước khi lát (đối với một số dòng gạch).
Ngâm nước là quá trình gạch lát sàn được ngâm nước trước khi lát lên sàn nhà. Quá trình này giúp tăng cường khả năng hấp thụ nước của gạch trước khi thi công, giúp gạch trở nên mềm mại hơn, tăng khả năng kết dính và hạn chế tình trạng bóng tróc sau khi lát gạch.
Những loại gạch cần ngâm nước là gạch xương ceramic, gạch thẻ, gạch ống, gạch men. Những dòng gạch có kết cấu chắc chắn như gạch granite và gạch porcelain có thể không cần trải qua quá trình này.
Tác dụng của khâu ngâm nước
• Tăng tính kết dính: Gạch lát được ngâm nước sẽ được tăng cường khả năng kết dính, giúp gạch bám dính chắc chắn hơn khi lát vào mặt nền.
• Hạn chế co ngót: Quá trình ngâm nước sẽ làm giảm độ hút nước của gạch sau khi lát, hạn chế tình trạng co ngót, giúp bề mặt nền được duy trì một cách đồng nhất.
• Dễ dàng trong thi công: Việc ngâm nước cũng khiến gạch ít hấp thụ nước từ lớp keo, giúp lớp keo phân tán đồng đều hơn trên bề mặt gạch.
Những trường hợp không nên ngâm nước:
• Đối với các loại gạch lát nền có kích thước nhỏ hoặc có độ hút nước thấp như gạch porcelain, gạch granite
• Thời gian ngâm quá ngắn và không thực hiện đúng phương pháp ngâm có thể làm giảm tính hiệu quả trong việc cải thiện khả năng kết dính của gạch.
• Trong môi trường có độ ẩm cao do gạch có thể tự hấp thụ lượng nước cần thiết từ môi trường.
Lưu ý khi ngâm gạch
- Gạch lát nền phải được ngâm trong nước sạch, không chứa phèn.
- Thời gian ngâm gạch tối thiểu 1 tiếng trước khi thi công, nếu không sẽ xảy ra tình trạng thấm ngược trở lại trong quá trình trét hồ dầu.
- Có thể không ngâm gạch đối với các dòng gạch ốp lát dùng keo dán gạch thay vì xi măng, hồ dầu…. do keo dán gạch có độ nhớt cao, nước sẽ khó thấm ngược lên men gạch.
Phương pháp thi công bằng keo dán gạch
Ưu điểm
• Khả năng kết dính cao, có thể thi công trên nhiều mặt nền khác nhau.
• Khả năng tương thích cao với nhiều dòng gạch với kích thước từ nhỏ đến lớn.
• Tính ổn định cao, không bị co ngót, bong tróc khi thay đổi nhiệt độ, độ ẩm.
Tăng khả năng chống thấm nước cho công trình.
Nhược điểm
• Giá thành khá cao do bao gồm cả chi phí thi công và nguyên vật liệu.
• Cần thời gian chờ tương đối lâu để để keo khô và đủ hoàn thiện để có thể sử dụng.
Khả năng kết dính của keo bị giảm đáng kể nếu không thi công trên mặt nền bằng phẳng, sạch sẽ, khô ráo.
Phương pháp thi công bằng xi măng
Ưu điểm
• Giá thành rẻ hơn so với keo dán, phù hợp với nhiều công trình xây dựng.
• Ứng dụng được vào nhiều công đoạn thi công: có thể dùng để dán gạch và lót nền cùng lúc
• Phù hợp với loại gạch hút nước nhiều như gạch ceramic, gạch bông…
Nhược điểm
• Công đoạn chuẩn bị phức tạp: tốn thời gian pha trộn xi măng, ngâm gạch trước khi lát
• Bất tiện trong thi công: Do xi măng đóng rắn nhanh nên đòi hỏi thi công chính xác ngay từ đầu; hạn chế khi thi công trong ngóc ngách nhỏ hẹp; gây bụi trong quá trình thi công…
• Hạn chế sau thi công: Thời gian chờ để đưa vào sử dụng lâu hơn; có khả năng xảy ra phồng rộp, bong tróc, nứt bề mặt sau khi thi công…
Tiêu chí lựa chọn gạch lát nền
Trên thực tế có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn gạch lát nền. Tuy nhiên 2 yếu tố hàng đầu bạn cần cân nhắc chính chất lượng và tính thẩm mỹ để có thể lựa chọn được dòng gạch phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng
1. Tiêu chí lựa chọn gạch lát nền đạt tiêu chuẩn chất lượng
– Chủng loại: Các loại gạch có phần xương gạch màu trắng (làm từ cao lanh và tràng thạch) thường sẽ có chất lượng tốt hơn loại gạch có phần xương gạch màu đỏ (làm từ đất sét). Trên thị trường có rất nhiều dòng gạch lát nền, mỗi dòng gạch đều có cấu tạo và quy trình sản xuất khác nhau nên tính chất, ứng dụng và tên gọi cũng khác nhau (ví dụ như ceramics, porcelain, granite…). Chúng ta cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định lựa chọn sản phẩm
– Âm thanh phát ra: Các loại gạch lát chất lượng cao sẽ có kết cấu chắc chắn khi gõ nhẹ vào phần xương gạch sẽ phát ra âm thanh trong và thanh, thay vì tiếng lộp bộp của các loại gạch có nhiều lỗ hổng trong kết cấu xương.
– Độ hút nước: Các loại gạch lát có chất lượng tốt sẽ có độ hút nước rất thấp. Nếu phần xương gạch thấm nước chậm chứng tỏ rằng loại gạch đó được sản xuất với tỷ lệ thành phần cân đối.
– Quy cách sản phẩm: Các loại gạch có chất lượng tốt sẽ không xảy ra hiện tượng gạch bị cong vênh. Kiểm tra tiêu chí này bằng cách úp 2 viên gạch vào nhau để đảm bảo độ phẳng của gạch.
– Màu sắc: Màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn gạch lát chất lượng. Các loại gạch không đạt chuẩn thường sẽ có màu sắc sẽ không đồng đều, các họa tiết sẽ không đồng nhất tạo cảm giác khó chịu cho người dùng.
– Độ bền cao: Mặt sàn là nơi chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài như va đập, nhiệt độ, độ ẩm… Vì vậy gạch lát sàn cần phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu như chống trơn trượt, chống trầy xước, chống thấm nước, khả năng chịu lực tốt, ít hư hại khi va chạm… Nếu sử dụng sản phẩm gạch lát kém chất lượng sẽ dẫn tới tình trạng mặt nền xuống cấp nhanh chóng trong quá trình sử dụng.
2. Tiêu chí lựa chọn gạch lát nền đạt tính thẩm mỹ cao
– Không gây hoa mắt, khó chịu:
Đây là một tiêu chí rất quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và tầm nhìn cho người sử dụng. Do đó khi chọn gạch lát sàn bạn cần lưu ý kết hợp các loại gạch một cách hài hòa nhất. Tránh sử dụng gạch lát có quá nhiều hoa văn hoặc quá nhiều màu sắc cho những không gian có diện tích lớn, tránh gây cảm giác hoa mắt, khó chịu.
– Đúng tính năng sử dụng của không gian:
Mỗi công trình đều có nhiều không gian và mục đích sử dụng khác nhau. Chính vì thế việc lựa chọn gạch phù hợp với công năng của từng không gian cũng rất cần thiết. Phòng khách là không gian sang trọng dùng để tiếp khách và là khu vực sinh hoạt chung nên cần chọn loại gạch sáng màu với ít họa tiết hoa văn để tránh gây rối mắt và tạo cảm giác ấm cúng. Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi và riêng tư của mỗi người nên chọn những gạch có màu trầm để tạo cảm giác ấm áp, nhẹ nhàng. Phòng tắm là không gian có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước nên chọn loại gạch có khả năng chống trơn trượt và chống thấm tốt để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ cho công trình…
– Có sự tương đồng với kiến trúc:
Gạch lát sàn cũng cần phải có sự tương đồng với phong cách thiết kế tổng thể để có thể đảm bảo sự đồng nhất về mặt thẩm mỹ cho công trình. Gạch ốp lát phù hợp với không gian kiến trúc sẽ góp phần tôn lên những giá trị mà gia chủ đang hướng đến. Ngược lại, nếu gạch lát nền không phù hợp sẽ tạo cảm giác lạc lõng, thiếu sự ăn nhập cho không gian nội thất.
– Chọn gạch lát sàn hợp phong thủy
Sự hòa hợp về phong thủy cũng là một tiêu chí quan trọng trong thiết kế nội thất. Trên thị trường có rất nhiều dòng gạch lát sàn với màu sắc và họa tiết khác nhau. Do đó bạn cần cân nhắc kỹ càng trước đưa ra lựa chọn gạch lát để chọn được sản phẩm vừa có màu sắc phù hợp với bản mệnh của mình, vừa mang lại giá trí thẩm mỹ cho công trình. Việc lựa chọn gạch lát sàn với màu sắc, chất liệu hợp bản mệnh đôi khi sẽ mang lại cảm giác an yên và tài lộc. Theo phong thủy học thì các màu sắc sẽ tương sinh với mệnh nhất định như mệnh Kim – màu vàng ánh kim, mệnh Mộc – màu xanh lá cây, mệnh Thủy – màu xanh nước biển hoặc đen, mệnh Hỏa – màu đỏ hoặc tím hồng, mệnh Thổ màu nâu cam hoặc vàng.
– Chọn gạch lát sàn có tỷ lệ hài hòa:
Tỷ lệ hài hòa được thể hiện ở kích thước của gạch lát sàn và diện tích khu vực cần lát. Gạch lát sàn được thiết kế với nhiều kích thước, quy cách khác nhau, do đó bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để chọn ra được sản phẩm phù hợp nhất cho không gian của mình. Ví dụ đối với những không gian rộng lớn sẽ cần dùng những loại gạch có kích thước lớn hơn, không gian nhỏ hẹp lại cần đến loại gạch có bản khổ nhỏ hơn để đảm bảo được sự hài hòa và đồng nhất cho công trình.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về gạch lát sàn (Phần 3) của Vạn An Decor, vui lòng tham khảo các thông tin hữu ích khác về gạch lát sàn tại các bài viết Tìm hiểu gạch lát sàn (Phần 1) và Tìm hiểu gạch lát sàn (Phần 2). Hi vọng các bài viết của chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về loại vật liệu nội thất này.
Nếu quý khách hàng, các chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế thi công nội thất hoặc tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẠN AN
Văn phòng: 47 Hàm Long, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ: 0903268885
Website: https://vanandecor.com/