Vạn An Decor là đơn vị thiết kế thi công nội thất có phong cách đa dạng và chuyên sâu về bố trí mặt bằng. Chúng tôi am hiểu vật liệu trong ngành để áp dụng thi công hoàn thiện nội thất “Chìa khóa trao tay” giúp khách hàng thực sự “tận hưởng không gian sống” trong ngôi nhà của mình. Hãy cùng Vạn An Decor tìm hiểu dưới đây về Ốp trần thạch cao, một loại vật liệu nội thất trong thiết kế nội thất đẹp.
Ốp trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là loại trần được làm từ các tấm thạch cao gắn cố định trên hệ khung xương liên kết với trần nhà sẵn có. Trần thạch cao không chỉ giúp cải thiện không gian, tạo điểm nhấn thẩm mỹ mà lớp trần thạch cao còn có khả năng cách âm, và cách nhiệt tốt và là lựa chọn phổ biến cho việc trang trí nội thất trong gia đình hiện nay.
Hệ trần thạch cao bao gồm:
– Khung xương: Giúp cố định hệ trần, làm khung trụ và chỗ bám để treo các mảnh thạch cao. Đồng thời, đây cũng là bộ phận quan trọng nhằm gia cố, tăng tính chịu lực và kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ công trình.
– Tấm ốp trần thạch cao: Tạo mặt phẳng cho trần, được gắn với khung xương thông qua vít chuyên dụng.
– Lớp sơn bả: Sau khi hoàn thiện công đoạn lắp ráp, tấm sơn bả sẽ giúp tạo độ nhẵn mịn, đều màu và thẩm mỹ.
Ưu điểm của ốp trần thạch cao
– Tấm thạch cao khá nhẹ, nên vận chuyển lắp đặt dễ dàng và thuận tiện, Trọng lượng nhẹ giúp giảm bớt áp lực lên trần nhà
– Đa dạng mẫu mã và hoa văn, người dùng có thể phối màu và tạo các đường nét hoa văn theo ý thích
– Thạch cao là khoáng vật trầm tích, vật liệu thạch cao không gây hại cho sức khỏe con người và rất thân thiện với môi trường, không chứa các chất gây độc hại.
– Có khả năng cách âm cách nhiệt tốt, giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài hay ngược lại.
Nhược điểm của ốp trần thạch cao
– Khả năng chống ẩm không cao, sẽ bị vỡ khi dính ẩm ướt và xảy ra tình trạng ố vàng, mất thẩm mỹ.
– Việc sửa chữa có thể phức tạp hơn so với trần nhà truyền thống khi trần thạch cao bị hư hỏng. Trong một số trường hợp cần phải tháo dỡ một phần trần thạch cao để thay thế tấm bị hỏng.
– Khả năng chịu lực kém: Mặc dù đẹp mắt, nhưng trần thạch cao dễ bị nứt, vỡ khi bị va đập mạnh.
Phân loại ốp trần thạch cao
1. Phân loại theo tính năng
Trần thạch cao chịu nước
Tên gọi tấm thạch cao chịu nước chỉ xuất hiện trong một vài năm trở lại đây. Được đánh giá là phiên bản hoàn thiện và tối ưu hơn rất nhiều so với các tấm thạch cao truyền thống. Tấm thạch cao chịu nước là sản phẩm được tạo thành với hỗn hợp bao gồm xi măng trộn với sợi Cellulose hay sợi gỗ. Với cấu tạo giống với trần thạch cao thông thường. Dòng sản phẩm ngày càng được ứng dụng phổ biến trong nhiều công trình nhà ở, dân dụng.
Đúng như tên gọi, tấm thạch cao chống ẩm có khả năng chịu nước, kháng nước tốt. Đây là đặc tính đặc trưng nhất giúp vật liệu này phân biệt với các dòng sản phẩm cũ chống nước kém.
Trần thạch cao tiêu âm
Trần thạch cao tiêu âm là loại trần được làm bằng chất liệu thạch cao có một khả năng đặc biệt đó là hút âm/tiêu âm, làm giảm tiếng ồn, thích hợp dùng trong phòng karaoke, phòng học…
Trần thạch cao chống nóng
Trần thạch cao chống nóng hay trần thạch cao cách nhiệt là tên gọi của loại trần được làm bằng thạch cao kết hợp với xốp hoặc bông thủy tinh để tạo ra một lớp cách nhiệt, ngăn sức nóng từ môi trường bên ngoài. Việc sử dụng trần thạch cao chống nóng là một giải pháp hiệu quả giúp tiết kiệm cho phí khi dùng các thiết bị điện, mang đến không gian sống thoải mái
2. Phân loại theo cấu tạo
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thạch cao thả được thiết kế với một phần thanh xương lộ ra ngoài. Loại này có ưu điểm là nhanh gọn, tiết kiệm chi phí khi thi công và cũng dễ dàng tháo lắp khi sửa chữa nhưng xét về tính thẩm mỹ thì không được bằng trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm
Trần chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, đem lại một mặt trần phẳng mịn, phù hợp với những không gian đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Trần chìm được thi công bằng cách treo các tấm thạch cao lên khung xương. Khung định hình bằng nhôm kẽm chữ U được bắt vít gắn kết với nhau, sau đó người ta ghép từng tấm thạch cao vào với nhau.
Nhược điểm của loại trần này đó là chi phí cao hơn so với hệ trần nổi, việc tháo lắp, sửa chữa và thi công cũng khó khăn hơn so với hệ trần nổi.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về Ốp trần thạch cao (Phần 1) của Vạn An Decor. Hi vọng các bài viết của chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về loại vật liệu nội thất này.
Nếu quý khách hàng, các chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế thi công nội thất hoặc tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẠN AN
Văn phòng: 47 Hàm Long, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ: 0903268885
Website: https://vanandecor.com/