Vạn An Decor là đơn vị thiết kế thi công nội thất có phong cách đa dạng và chuyên sâu về bố trí mặt bằng. Chúng tôi am hiểu vật liệu trong ngành để áp dụng thi công hoàn thiện nội thất “Chìa khóa trao tay” giúp khách hàng thực sự “tận hưởng không gian sống” trong ngôi nhà của mình. Hãy cùng Vạn An Decor tìm hiểu dưới đây về rèm vải, một món đồ nội thất góp phần quan trọng trong thiết kế nội thất đẹp.
Rèm vải là gì?
Rèm vải là loại rèm cửa, được may bằng vải có chất liệu khác nhau như voan, cotton, nhung, lụa, thổ cẩm, vải bố…, đa dạng về hoa văn và màu sắc. Có ba kiểu may rèm vải thông dụng là may ly, may ore và may xếp lớp, kết hợp với các loại phụ kiện khác nhau tạo thành các loại rèm vải đa dạng về thiết kế và phong phú về kiểu dáng.
Ưu điểm của rèm vải
Rèm vải phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau nên ngày càng được sử dụng rộng rãi. Ưu điểm của rèm vài là khả năng cản ánh sáng tốt, dễ điều chỉnh ánh sáng theo nhu cầu sử dụng. Việc lắp đặt lúc ban đầu và vệ sinh trong quá trình sử dụng cũng khá dễ dàng và nhanh gọn.
Nhược điểm của rèm vải
Tuy nhiên, điểm cần lưu ý với rèm vải là chiếm nhiều diện tích so với các loại rèm khác. Rèm vải cũng dễ bám bụi bẩn, bị mốc khi thời tiết ẩm ướt. Khi vệ sinh cần tháo ra và mang đi giặt ở những tiệm giặt chuyên nghiệp để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền.
Phân loại rèm vải theo kiểu may rèm
1. Rèm ly đôi (Double pleat)
Rèm ly đôi (Double Pleat) là loại rèm truyền thống. Với kỹ thuật may xếp ly trong đó đầu rèm được tạo bởi các nhóm ly gồm 2 nếp gấp, mỗi nhóm ly cách nhau 10cm. Độ dài của phần gấp ly tính từ chỗ chiết ly đến đỉnh rèm thông thường là 10cm hoăc 12cm đối với rèm cao trên 3m.
Rèm ly đôi thường kết hợp với phụ kiện bằng đồng, mạ đồng, sắt sơn màu…. Đối với các không gian có thiết kế hộp rèm gỗ hay hộc rèm âm trần thì rèm ly kết hợp với phụ kiện thanh tracking có ray trượt là một lựa chọn tối ưu, rất thuận tiện cho việc lắp đặt và sử dụng.
2. Rèm ly ba (Triple pleat)
Rèm ly ba (Triple pleat) cũng giống như rèm ly đôi là phần đầu rèm được tao bởi các nhóm ly, nhưng khác là mỗi nhóm có ba nếp gấp với độ dun rèm thường là 2.5 lần làm sóng rèm dày hơn, to hơn. Rèm ly ba được sử dụng phổ biến với hộc rèm âm trần tại các không gian chung cư.
3. Rèm cốc (Goblet headed)
Rèm cốc (Goblet headed) là một kiểu rèm truyền thống, với cấu tạo phần đầu rèm giống như những chiếc cốc. Những “chiếc cốc” được tạo hình bằng cách nhồi bông hoặc sử dụng khuôn meka. Rèm cốc thường được may bằng các loại vải dày có màu sắc sang trọng, các loại vải có hoạ tiết cổ điển, hoạ tiết chìm hoặc các loại vải có độ bóng như taffeta, nhung… rất phù hợp với các không gian sang trọng và cổ điển.
4. Rèm đai (Tab headed)
Rèm đai hay còn gọi là rèm tab (Tab headed) là loại rèm được tạo bởi các đai nối tiếp nhau. Kích thước đai tiêu chuẩn từ 5cm rộng và 10cm hoặc 15cm cao. Loại vải thường dùng may rèm đai là vải thô, cotton, linen có độ dài vừa phải, màu sắc tươi sáng hoặc có họa tiết nổi bật, trẻ trung hoặc kẻ caro. Rèm đai thích hợp với phòng trẻ em, đặc biệt khi phần đai, phần thân và phần gấu rèm được phối màu khác nhau một cách hài hòa.
5. Rèm dây nơ (Tie top)
Rèm dây nơ (Tie top) có cấu tạo giống như rèm đai, nhưng phần đai được thay bằng dây. Cứ một đoạn là sẽ có hai dây rời được thắt với nhau thành một chiếc nơ nhìn rất bắt mắt. Rèm dây nơ dùng chất liệu vải tương tự như rèm đai nhưng thích hợp làm rèm cửa sổ, rèm tắm, rèm spa…
6. Rèm tấm trang trí (Panel)
Rèm tấm trang trí (Panel) được thiết kế bằng các tấm vải phẳng, dùng để che cửa sổ, tạo điểm nhấn hoặc che chắn một cách nhẹ nhàng. Vì chủ yếu là trang trí nên loại rèm này thường được làm bằng các loại vải có họa tiết to, màu sắc ấn tượng nếu dùng vải dày hoặc họa tiết sinh động như cây cỏ, hoa lá nếu dùng vải voan hoặc tơ sống. Thậm trí nhiều khách hàng cá tính và thích sáng tạo còn dùng rèm trang trí panel tự thiết kế và thêu họa tiết như tranh tứ quý, hình hoa sen…
7. Rèm kéo hoặc rèm Roman
Rèm kéo hay còn gọi là Rèm Roman (Roman blind) là rèm vải gần giống như rèm panel nhưng có thêm một hệ thống phụ kiện gồm các thanh gắn được kết nối với dây ở phía sau của tấm vải. Khi rèm được kéo lên là lúc các dây này sẽ kéo các thanh gỗ lại với nhau và nhờ đó tấm vải sẽ gấp lại thành các nếp gấp. Rèm Roman thường được dùng cho không gian nhỏ hoặc những nơi có diện tích cửa kính lớn nhưng chỉ cần che nắng và ánh sáng. Nên chọn vải có họa tiết và màu sắc sống động nếu số lượng rèm roman trong phòng ít. Ngược lại, nếu số lượng rèm nhiều, nên sử dụng vải trơn, màu sắc nhã nhặn và họa tiết chìm.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về rèm vải của Vạn An Decor (Phần 1), vui lòng tham khảo các thông tin hữu ích khác về sàn gỗ công nghiệp tại bài viết Tìm hiểu về rèm vải (Phần 2). Hi vọng các bài viết của chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về món đồ nội thất này.
Nếu quý khách hàng, các chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế thi công nội thất hoặc tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẠN AN
Văn phòng: 47 Hàm Long, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ: 0903268885
Website: https://vanandecor.com/