Vạn An Decor là đơn vị thiết kế thi công nội thất có phong cách đa dạng và chuyên sâu về bố trí mặt bằng. Chúng tôi am hiểu vật liệu trong ngành để áp dụng thi công hoàn thiện nội thất “Chìa khóa trao tay” giúp khách hàng thực sự “tận hưởng không gian sống” trong ngôi nhà của mình. Hãy cùng Vạn An Decor tìm hiểu dưới đây về sàn nhựa, một loại vật liệu nội thất góp phần quan trọng trong thiết kế nội thất đẹp.
Sàn nhựa là gì? Cấu tạo của sàn nhựa?
Những loại sàn có cấu tạo với thành phần chính là nhựa, như sàn PVC, sàn WPC, sàn SPC… được gọi chung là sàn gỗ nhựa.
Sàn nhựa có cấu tạo gồm 5 phần:
– Lớp phủ UV: Có khả năng chống bay màu, đảm bảo độ bền cho sàn.
– Lớp áo: Có tác dụng chống mài mòn, trơn trượt và nấm mốc.
– Lớp tạo vân: Mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao và chân thực như mẫu vân gỗ, vân đá, vân thảm…
– Lớp lõi: Có khả năng chống cháy lan, chịu lực tốt nhờ cấu tạo từ nhựa PVC, SPC, WPC.
– Lớp đế nhựa: Thường được làm từ nhựa tổng hợp PE, cao su non… giúp gắn kết sản phẩm với mặt sàn và có tác dụng ngăn sự bốc hơi từ mặt đất, chống nồm ẩm.
Kích thước của sàn nhựa?
Để đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau, sàn nhựa thường được sản xuất với đa dạng kích thước. Tuy nhiên, mỗi loại sàn nhựa sẽ có một số kích thước phổ biến như sau:
Kích thước sàn nhựa dán keo
– Độ dày: thường từ 1.8mm đến 4mm
– Chiều rộng: từ 150mm đến 190mm
– Chiều dài: từ 900mm đến 1250mm
Kích thước sàn nhựa giả gỗ hèm khóa
– Độ dày: từ 3mm đến 8mm
– Chiều rộng: từ 120mm đến 220mm
– Chiều dài: từ 800mm đến 1800mm
Một số kiểu lát sàn phổ biến
– Lát song song
– Lát giật cấp (xếp đuổi)
– Lát vuông (giỏ dệt)
– Lát xương cá Herringbone – Lát xương cá Chevron (Lát chữ V)
Ưu điểm chung của sàn nhựa:
– Tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng phù hợp với nhiều kiểu không gian khác nhau.
– Gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển.
– Độ cứng và chịu lực tốt.
– Khả năng chịu nước tốt, chống chịu mối mọt ẩm mốc, chống trơn trượt.
– Ít phải bảo trì hơn các loại sàn gỗ tự nhiên.
– Hạn chế nồm ẩm, trơn trượt.
Phân loại sàn nhựa
1. Phân loại theo chất liệu:
Sàn nhựa SPC (Stone Plastic Composite)
Sàn nhựa SPC (Stone Plastic Composite) được sản xuất bằng công nghệ mới nhất kết hợp giữa gỗ và đá, đem lại chất lượng và thẩm mỹ cao cho người sử dụng. Đây là loại sàn cao cấp, độ bền và ổn định cao nhờ hỗn hợp đá vôi và chất ổn định ở lõi, giúp thích nghi được với biến động nhiệt mạnh, ít bị xô lệch, cong vênh. Do đó SPC (đôi khi được gọi là sàn nhựa lõi cứng) thường được lựa chọn để sử dụng trong các khu vực cần có sàn gỗ nặng hơn hay các khu vực có điều kiện khắc nghiệt.
SPC thường có độ dày 3,2mm đến 7,0mm
+ Ưu điểm:
– Thân thiện với môi trường: Sàn nhựa SPC được làm từ nhựa PVC chất lượng cao, bột đá tự nhiên và các chất phụ gia không chứa formaldehyd, Pb, Benzen, kim loại nặng, chất bay hơi hòa tan và bức xạ và các chất gây ung thư khác.
– Khả năng hấp thụ âm thanh: Lõi SPC giúp hấp thụ âm thanh nên rất phù hợp để lát trong văn phòng hay căn hộ, nhà cao tầng,…
+ Nhược điểm:
– Giá thành: Sàn SPC được sản xuất với công nghệ hiện đại với rất nhiều lựa chọn nên giá thành của chúng tuy rẻ hơn sàn gỗ tự nhiên nhưng vẫn cao hơn các loại sàn khác.
– Phần nền cần phải được chuẩn bị kỹ: Bề mặt nền nhà bên dưới lồi lõm không bằng phẳng sẽ dễ làm hư hèm khóa.
– Sàn SPC cứng hơn sàn WPC: Vì phần lõi được thiết kế cứng cáp để tạo độ vững bền cho sàn nhà nên khi đứng lâu trên sàn SPC sẽ có cảm giác không thoải mái.
– Hạn chế trong ứng dụng: Thường chỉ sử dụng tối ưu nhất cho không gian trong nhà, chứ không phải ngoài trời.
Sàn nhựa WPC (Wood Plastic Composite) )
Sàn nhựa WPC có lõi được sản xuất bằng nguyên liệu nhựa PVC, HDPE, PP… kết hợp bột gỗ. WPC có độ dày từ 6,0mm đến 9,5mm.
+ Ưu điểm
– Khả năng chịu nước tốt, chống chịu mối mọt ẩm mốc ưu việt hơn hẳn sàn gỗ tự nhiên: Nhờ các hạt nhựa liên kết và bảo vệ hạt gỗ phía trong nên sàn nhựa WPC không bị ẩm mốc hay ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, giúp tăng tuổi thọ sử dụng của sản phẩm, thậm chí có thể lát ở những nơi có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước.
– An toàn cao hơn gỗ công nghiệp: do không sử dụng keo dính formaldehyde có thể gây độc hại như gỗ công nghiệp.
+ Nhược điểm
– Độ bám đinh vít kém, nên sau khi đã lắp đặt thì hạn chế không tháo lắp lại.
– Chịu tác động bởi ánh nắng mặt trời, vì vậy, nếu để lát sàn ngoài trời, lớp nhựa PVC sẽ được thay bằng nhựa PE.
Sàn nhựa PVC (Polyvinyl Chloride)
Sàn nhựa PVC (hay còn gọi là sàn nhựa dán keo) có lõi được cấu thành từ những tấm nỉ, giấy và nhựa vinyl sau đó được phủ thêm một lớp bảo vệ.
Có 2 loại phổ biến trên thị trường là sàn nhựa PVC dạng cuộn và sàn nhựa PVC dạng tấm.
PVC thường có độ dày từ 1mm – 3mm.
+ Ưu điểm
– Chịu được áp lực, độ đàn hồi cao, dễ uốn.
– Giá thành thấp.
+ Nhược điểm
– Bề mặt chống xước thấp, có thể bị bong tróc, phồng rộp khi keo bị ẩm.
2. Phân loại theo cách thi công:
Sàn nhựa dán keo
Sàn nhựa dán keo chính là sàn nhựa PVC (như đã trình bày ở trên). Có 2 loại sàn dán keo chính, đó là sàn nhựa sử dụng keo ngoài và sàn nhựa tự dính đã có sẵn keo dưới đế.
Độ dày phổ biến của sàn nhựa dán keo dao động từ 1,8mm-4mm.
Thị trường hiện tại có 3 loại sàn nhựa dán keo phổ biến là sàn nhựa vân gỗ, sàn nhựa vân thảm và sàn nhựa vân đá, trong đó loại vân gỗ là phổ biến nhất.
+ Ưu điểm
– Tiết kiệm chi phí và thời gian lắp đặt.
+ Nhược điểm
– Hạn chế dùng cho khu vực tiếp xúc với nước và nhiệt độ cao do lớp keo dán dễ bị ảnh hưởng.
– Khả năng chịu lực kém, không nên kê hoặc di chuyển vật nặng trên sàn.
– Không bền bằng sàn nhựa hèm khóa.
– Đối với sàn nhựa tự dính, cần xử lý tốt bề mặt sàn trước khi thi công để đảm bảo độ bám dính tốt nhất.
– Tốn nhiều thời gian thi công đối với loại sử dụng keo ngoài.
Sàn nhựa hèm khóa
Sàn nhựa hèm khóa là sàn nhựa có hệ thống hèm khóa được gắn tại các cạnh của tấm sàn nhựa giúp liên kết các ván sàn lại với nhau một cách chắc chắn mà không cần dùng thêm keo dính. Hệ thống hèm khóa giúp cho việc thi công trở nên dễ dàng hơn, và có thể tái sử dụng được ván sàn.
Sàn nhựa hèm khóa có độ dày khoảng từ 3,5mm tới 8mm.
Phổ biến nhất trong dòng sản phẩm sàn nhựa hèm khóa là sàn nhựa SPC và WPC.
+ Ưu điểm
– Hệ thống khóa hèm thông minh giúp lắp đặt nhanh gọn, dễ dàng, có thể tháo gỡ khi cần thay thế, sửa chữa mà không ảnh hưởng tới nền nhà
– Chống nước tuyệt đối, có thể lát được ở cả những nơi tiếp xúc với nước thường xuyên.
– Không bị mối mọt, bền đẹp với thời gian.
+ Nhược điểm
– Độ dày của sàn chỉ phù hợp để sử dụng ở những nơi có mật độ đi lại vừa phải, tránh sử dụng ở nơi đông người với mật độ đi lại cao.
– Do là sản phẩm cao cấp nên giá thành cao nhất trong các loại sàn nhựa.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về sàn gỗ nhựa của Vạn An Decor. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về loại vật liệu nội thất này.
Nếu quý khách hàng, các chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế thi công nội thất hoặc tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẠN AN
Văn phòng: 47 Hàm Long, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ: 0903268885
Website: http://vanandecor.com/