Vạn An Decor là đơn vị thiết kế thi công nội thất có phong cách đa dạng và chuyên sâu về bố trí mặt bằng. Chúng tôi am hiểu vật liệu trong ngành để áp dụng thi công hoàn thiện nội thất “Chìa khóa trao tay” giúp khách hàng thực sự “tận hưởng không gian sống” trong ngôi nhà của mình. Hãy cùng Vạn An Decor tìm hiểu dưới đây về đèn led ray nam châm trong trang trí nội thất, góp phần quan trọng trong thiết kế nội thất đẹp.
Đèn led ray nam châm (hay còn gọi là đèn ray từ tính hoặc đèn led rọi ray nam châm) là một giải pháp chiếu sáng hiệu quả được ứng dụng trong các trung tâm thương mại, showroom, nhà ở, v.v. Đây là loại đèn có cấu tạo khác biệt so với các loại đèn led ray thông thường khác là khi lắp trên thanh ray sẽ sử dụng nam châm thay cho các ốc vít cố định. Đèn có thể được tháo ra hoặc lắp vào bất kỳ vị trí nào trên thanh ray một cách dễ dàng, việc điều chỉnh góc chiếu cũng rất linh hoạt theo nhu cầu.
Cấu tạo của đèn led ray nam châm
Đèn led ray nam châm gồm các bộ phận sau:
– Ray từ hay còn gọi là thanh ray nam châm là một hệ khung dùng để định hình và tạo hình các hệ đèn. Do đèn và thanh ray được liên kết với nhau bằng nam châm nên hệ nam châm được tích hợp trong lòng thanh ray chạy xuyên suốt hệ ray giúp ta có thể gắn đèn vào bất cứ vị trí nào trên thanh ray. Thanh ray nam châm có 2 loại là âm trần và ốp nổi hoặc treo thả trên trần tùy theo phong cách. Thanh ray được sơn tĩnh điện và dòng điện đi qua chỉ 48V nên an toàn cho người sử dụng.
– Thân đèn: thường có thiết kế dạng dạng ống hình trụ hoặc hình chữ nhật, bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm, có chức năng tản nhiệt và bảo vệ các linh kiện bên trong.
– Bộ phát sáng led: thường được lắp trên một mạch in, có thể điều khiển bởi một vi mạch điện tử, là bộ phận quan trọng nhất của đèn.
– Pin: thường được lắp vào thân đèn để cung cấp năng lượng cho đèn led, có thể thay thế khi pin bị hết.
– Nút bấm: được dùng để đổi các chế độ ánh sáng khác nhau và dùng để tắt/bật đèn.
– Bộ nguồn DC 48V: Chuyển đổi dòng điện cao thành dòng điện một chiều, khi sử dụng dòng điện này giúp loại bỏ nguy cơ điện giật, và giúp cho điện áp ổn định.
– Bộ phận kết nối phụ kiện: dùng để giữ đèn led khi gắn vào các bề mặt kim loại và kết nối các bộ phận lại với nhau.
Ưu điểm
– An toàn: dòng điện truyền trong thanh ray sử dụng nguồn điện DC 48V, không gây chập cháy, giúp giảm nguy cơ rò rỉ và giật điện, an toàn cho người dùng và các vật dụng gần đó.
– Thẩm mỹ: đèn được làm bằng nhôm hoặc thép, đa dạng về kích thước, kiểu dáng, thiết kế hiện đại, sang trọng, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất.
– Độ bền cao: tuổi thọ đèn lên tới 50.000 giờ
– Tiết kiệm năng lượng: so với các loại đèn truyền thống, đèn led ray nam châm tiết kiệm điện năng lên tới 80%, do sử dụng chip led hiện đại, và hiệu suất chiếu sáng cao
– Linh hoạt di chuyển bóng đèn: đèn led có thể dễ dàng di chuyển, xoay linh hoạt trên thanh ray, điều chỉnh cường độ và hướng ánh sáng.
– Dễ dàng lắp đặt: đèn led khi tháo dỡ, lắp đặt rất dễ dàng và nhanh chóng, không cần dụng cụ chuyên dụng.
Phân loại đèn led ray nam châm
Tùy theo các tiêu chí khác nhau, chúng ta có thể phân loại đèn led ray nam châm thành các loại như sau:
– Theo công suất: từ 6w đến 30w, phù hợp với từng không gian chiếu sáng khác nhau
– Theo loại bóng đèn: có nhiều loại bóng khác nhau, như bóng đèn led mắt ếch, bóng led Cob, v.v
– Theo kiểu dáng: phong phú, đa dạng về kiểu dáng khác nhau như đèn đèn led ray nam châm nổi, đèn led ray nam châm âm trần.
Đèn dùng trong hệ đèn led ray nam châm tuy có nhiều thiết kế đa dạng về công suất cũng như kiểu dáng khác nhau, nhưng sẽ được phân loại theo 2 dạng cơ bản là chiếu rọi và chiếu tỏa:
Đèn chiếu tỏa
Đèn chiếu tỏa hay còn gọi là đèn tán quang đa dạng về kích thước, nhưng phổ biến thường là 300mm đến 1080mm, với chiều cao và chiều rộng là 22mm x 45mm, điểm nổi bật của đèn là mặt trước có tấm nhựa tán quang, chống chói, giúp ánh sáng lan đều trong căn phòng,
Đèn chiếu rọi
Đèn chiếu rọi hay còn gọi là đèn chiếu điểm, đèn tiêu điểm là đèn có ánh sáng hội tụ mạnh, tập trung cao, thường được ứng dụng trong trang trí, như chiếu rọi tranh, chiếu sáng cho vật thể hoặc một khoảng không gian cố định nhằm tạo điểm nhấn.
Lưu ý khi lựa chọn đèn led ray nam châm
– Về công suất: Công suất của đèn khác nhau, do đó nên lựa chọn công suất phù hợp với diện tích của không gian cần chiếu sáng
– Về kiểu dáng: nên chọn kiểu dáng, kích thước đèn phù hợp với tổng thể nội thất
– Về chỉ số hoàn màu (CRI): nên chọn chỉ số hoàn màu CRI từ 80 trở lên, vì chỉ số hoàn màu càng cao thì màu sắc chiếu sáng vật thể càng trung thực
– Về chùm sáng: Đèn đa dạng về chùm sáng khác nhau, như chùm sáng nhấn, chùm sáng tập trung, chùm sáng phân tán, tùy vào mục đích sử dụng để lựa chọn chùm sáng phù hợp.
Lưu ý khi lắp đặt đèn led ray nam châm
+ Đối với hệ ray, nên tính toán vị trí và thời gian lắp đặt, đặc biệt đối với hệ ray âm trần thạch cao, cần trao đổi và bàn bạc cụ thể với đội thợ thạch cao để làm phần rãnh xương cố định.
+ Lắp đặt nguồn cần tính toán để kết nối nguồn điện với hệ thanh ray, cần tránh dùng nguồn công suất cao sẽ tăng thêm chi phí phát sinh
+ Test sau khi lắp đặt để kiểm tra độ ổn định của thanh ray cũng như khớp nối, góc nối, cạnh của khung đèn nam châm.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về đèn led ray nam châm trong trang trí nội thất của Vạn An Decor. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về đèn led ray nam châm như một món đồ trang trí nội thất.
Nếu quý khách hàng, các chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế thi công nội thất hoặc tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẠN AN
Văn phòng: 47 Hàm Long, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ: 0903268885
Website: http://vanandecor.com/