Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về cửa gỗ công nghiệp

Vạn An Decor là đơn vị thiết kế thi công nội thất có phong cách đa dạng và chuyên sâu về bố trí mặt bằng. Chúng tôi am hiểu vật liệu trong ngành để áp dụng thi công hoàn thiện nội thất “Chìa khóa trao tay” giúp khách hàng thực sự “tận hưởng không gian sống” trong ngôi nhà của mình. Hãy cùng Vạn An Decor tìm hiểu dưới đây về cửa gỗ công nghiệp, một loại vật liệu nội thất góp phần quan trọng trong thiết kế nội thất đẹp.

Cửa gỗ công nghiệp là gì?

Cửa gỗ công nghiệp là loại cửa có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

– Khung cửa: được làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp.
– Hai mặt bên cánh cửa: ván gỗ công nghiệp MDF, HDF phủ sơn hoặc dán vân gỗ như vân gỗ PVC, Veneer, Melamine, Laminate.
– Lớp lõi: giấy honey comb hoặc bông thủy tinh.

THIẾT KẾ NỘI THẤT ĐẸP – TÌM HIỂU VỀ CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP

Các phụ kiện cửa gỗ công nghiệp:

Chốt cửa – Khóa phân thể – Hit cửa – Tay đẩy hơi – Ống nhòm – Bản lề cửa mở

Một số kích thước phổ biến của cửa gỗ công nghiệp:

Cửa chính:

– Nhà đất: 1260×2120, 1330×2120, 1530×2120, 1760×2120 mm.
– Chung cư: 810×2353, 810×2153, 690×1973 mm.

THIẾT KẾ NỘI THẤT ĐẸP – TÌM HIỂU VỀ CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP

 Ưu điểm của cửa gỗ công nghiệp:

+ Độ bền cao, không dễ cong vênh, nứt nẻ
+ Tính thẩm mỹ cao, đa dạng mẫu mã
+ Lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng
+ Giá thành cạnh tranh

Nhược điểm của cửa gỗ công nghiệp:

+ Hạn chế tạo hoa văn do độ dẻo dai thấp.
+ Cần phải ghép nhiều tấm gỗ với nhau để tăng độ dày

TÌM HIỂU VỀ CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP

Phân loại cửa gỗ công nghiệp

1. Phân loại theo các loại cốt gỗ phổ biến:

Cửa gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)

Gỗ MDF là gỗ công nghiệp ván sợi có mật độ trung bình.

Mật độ của ván sợi MDF là 680-840 kg/m3. Ưu điểm của loại gỗ này là giá thành vừa phải, nhưng nhược điểm là khả năng chịu ẩm, chịu nước thấp so với các loại gỗ công nghiệp khác.

TÌM HIỂU VỀ CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP

Cửa gỗ HDF (High Density Fiberboard)

Gỗ HDF là gỗ công nghiệp ván sợi có mật độ cao. Mật độ của ván sợi HDF là 800-1000 kg/m3

Ưu điểm:

+ Cách âm, cách nhiệt tốt, được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình, lớp học, khách sạn, doanh nghiệp…
+ Khả năng chịu mối mọt, độ ẩm, cong vênh do thời tiết cao hơn gỗ tự nhiên.
+ Khả năng chống ẩm cao hơn MDF do được sấy khô và nén ép ở áp suất cao.
+ Có thể kết hợp với tất cả các vật liệu bề mặt như laminate, melamine, veneer…

– Nhược điểm:

+ Giá thành tương đối cao.

THIẾT KẾ NỘI THẤT ĐẸP – TÌM HIỂU VỀ CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP

  2. Phân loại theo lớp phủ bề mặt:

Cửa gỗ Melamine

THIẾT KẾ NỘI THẤT ĐẸP – TÌM HIỂU VỀ CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP

Cửa gỗ Melamine là loại cửa có lõi bằng gỗ công nghiệp và sau đó được phủ lớp Melamine lên

Lớp phủ Melamine có cấu tạo như sau:

– Lớp trong cùng: Là lớp giấy nến giúp tạo ra độ dày, cứng và chắc chắn cho Melamine.
– Lớp ở giữa: Là lớp film tạo hình vân gỗ, tạo ra tính thẩm mỹ và đa dạng cho sàn gỗ công nghiệp.
– Lớp ngoài cùng: Là lớp bảo vệ, chống trầy xước, ẩm mốc và cách âm cho sàn gỗ.

Ưu điểm:

+ Giá thành rẻ
+ Có tính ứng dụng cao trong thiết kế và thi công nội thất
+ Quy trình sản xuất nhanh chóng, đơn giản
+ Thân thiện với môi trường

Nhược điểm:

+ Màu sắc và bề mặt vân gỗ không đa dạng
+ Không sử dụng được cho các công trình phức tạp do khả năng tạo hình, uốn cong bị hạn chế
+ So với các bề mặt khác thì khả năng chịu lực và mài mòn của Melamine kém hơn.

Cửa gỗ Laminate

TÌM HIỂU VỀ CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP

Cửa gỗ Laminate là loại cửa được phủ bề mặt vân gỗ trang trí in trên chất liệu Laminate. Lớp phủ Laminate có cấu tạo như sau:

– Lớp màng phủ: Là lớp keo trong suốt mặt trên cùng, giúp chống trầy xước, chống thấm nước và tăng độ bóng mịn.
– Lớp giấy vân gỗ: Là lớp giấy được in hoa văn, vân gỗ, tạo màu sắc cho sàn gỗ.
– Lớp giấy nền: Là lớp cuối cùng để làm tăng độ cứng, độ chịu lực và độ bền của lớp phủ.

Ưu điểm:

+ Thiết kế đa dạng
+ Thời gian sử dụng lâu dài
+ Một số mẫu có khả năng uống cong, dễ tạo hình
+ Khả năng chống trầy xước, chống thấm, chống cháy tốt hơn Melamine.
+ Phù hợp với đa dạng các loại không gian.

Nhược điểm:

+ Giá thành tương đối cao.

Cửa gỗ Veneer

TÌM HIỂU VỀ CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP

Cửa gỗ Veneer là loại cửa có lớp phủ veneer dán bên ngoài cốt gỗ công nghiệp để vừa làm tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt, vừa làm tăng độ bền cho cốt gỗ.

Veneer (hay còn gọi là ván lạng) là tấm ván mỏng, được lạng ra từ cây gỗ tròn tự nhiên, với độ dày khoảng 0.3mm-0.6 mm (tối đa không quá 3mm) rồi được phơi và sấy khô ở độ ẩm tiêu chuẩn. Sau đó, tấm veneer được dán lên bề mặt các loại cốt gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF, gỗ nhựa, v.v để tạo ra thành phẩm là gỗ veneer hay còn gọi là gỗ dán veneer – là nguyên liệu làm ra các sản phẩm nội thất.

Ưu điểm:

+ Tính thẩm mỹ cao do có màu gỗ tự nhiên, vân gỗ hoàn toàn tự nhiên nên đa dạng, sắc nét và hầu như không bị trùng lặp
+ Khả năng chống mối mọt, cong vênh
+ Độ đàn hồi cao

Nhược điểm:

+ Chịu nước kém
+ Chịu nhiệt, chống xước kém
+ Veneer dễ bị phai màu
+ Khó lau chùi vệ sinh do không dùng được hoá chất khi lau

Trên đây là bài viết tìm hiểu về cửa gỗ công nghiệp của Vạn An Decor. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về loại vật liệu nội thất này.

Nếu quý khách hàng, các chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế thi công nội thất hoặc tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẠN AN
Văn phòng: 47 Hàm Long, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ: 0903268885
Website: http://vanandecor.com/