Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về nội thất rèm trong kính

Vạn An Decor là đơn vị thiết kế thi công nội thất có phong cách đa dạng và chuyên sâu về bố trí mặt bằng. Chúng tôi am hiểu vật liệu trong ngành để áp dụng thi công hoàn thiện nội thất “Chìa khóa trao tay” giúp khách hàng thực sự “tận hưởng không gian sống” trong ngôi nhà của mình. Hãy cùng Vạn An Decor tìm hiểu dưới đây về rèm trong kính, một món đồ nội thất góp phần quan trọng trong thiết kế nội thất đẹp.

Rèm trong kính là gì?

Rèm trong kính hay còn gọi là rèm trong kính hộp là sản phẩm công nghệ và chất lượng cao, là hệ rèm được lắp bên trong kính hộp, giống như các các tấm rèm thông thường nhưng có thêm phần khung nhôm và kính được bịt kín bơm khí Argon nhằm các nhiệt, cách âm, khuếch tán tia UV, chống ẩm,…

Cấu tạo của rèm trong kính

Rèm trong kính gồm các bộ phận chính sau:

Lớp kính: 2 lớp kính cường lực dày 5mm, đa dạng về hoa văn , màu sắc, kích thước, tùy theo yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật không gian mà chất liệu có thể sử dụng là kính trắng, kính cường lực, kính phản quang….
– Lá mành rèm: chất liệu nhôm (bản rộng 12mm) giúp phản nhiệt và khuếch tán ánh sáng, được đặt bên trong giữa 2 lớp kính, với hệ tay kéo và các dây treo dễ dàng điều khiển xoay và thả như bộ rèm sáo thông thường.
– Lớp khí trơ: là lớp khí chứa 95-97% là khí Argon được bơm vào khoang rỗng của tấm kính, sau  bịt kín bằng keo, giúp tăng hiệu quả cách âm, cách nhiệt
Khung nhôm:  được đặt giữa 2 lớp kính. Trong khoang rỗng khung nhôm có chứa thanh hút ẩm nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc, tránh hiện tượng tụ hơi nước

Cơ chế hoạt động:

+ Điều khiển bằng tay: thông qua hệ thống tay kéo rèm bằng thanh nam châm vĩnh cửu cực mạnh, chạy trên thanh ray dẫn hướng cố định để điều khiển rèm lên, xuống, lật một cách dễ dàng
+ Điều khiển bằng động cơ điện: có thể điều khiển từ xa thông qua điều khiển từ xa hoặc bảng điều khiển đa năng.

Ứng dụng:

 Rèm trong kính đa dạng về màu sắc và mẫu mã nên phù hợp với các công trình như tòa nhà, khách sạn, văn phòng, chung cư, nhà riêng…, được ứng dụng với nhiều không gian khác nhau như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, nhà tắm…

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm trong kính

Ưu điểm của rèm trong kính

Khả năng cách âm, cách nhiệt vượt trội 

Do cấu tạo khung ngoài của rèm là một tấm kính hộp có độ khít cao nên khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt, hơn hẳn các loại rèm thông thường, nhờ đó tiết kiệm được 40% năng lượng để sưởi ấm hoặc làm mát cho căn phòng

Ngăn ngừa tia UV

Rèm được cấu tạo gồm các lá rèm phản nhiệt bên trong, có tác dụng khuếch tán ánh nắng ra ngoài, cùng với môi trường khí Argon và lớp kính sẽ giúp gia đình bạn tránh khỏi tác hại nguy hiểm của tia UV trong ánh nắng mặt trời

Tuổi thọ cao 

Nhờ đặt trong môi trường khí trơ được bịt kín, nên rèm không bị bụi bẩn, nấm mốc, rỉ sét nên tuổi thọ cao hơn, không cần vệ sinh bảo dưỡng hay bảo trì.

Tiết kiệm diện tích

Rèm được lắp đặt trong kính hộp nên không chiếm diện tích, không gây ảnh hưởng đến không gian xung quanh.

Dễ dàng trong sử dụng 

Rèm trong hộp kính được thiết kế đa dạng và thuận tiện, mang tính ứng dụng cao, có thể điều chỉnh ánh sáng bằng cách nâng lên, hạ xống, lật các lá rèm bằng tay hoặc điều khiển từ xa một cách dễ dàng.

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm trong kính

Nhược điểm của rèm trong kính

– Không lắp đặt được cho các vách kính có kích thước quá lớn, hay vách kính có thiết kế đặc biệt như vách cong, uốn vòm, hình tròn

– Giá thành cao: do có cấu tạo từ kính cường lực trọng lượng nặng gấp đôi kính thông thường, ngoài ra cũng cần khung nhôm và các phụ kiện có khả năng chịu lực cao hơn, nên chi phí cao hơn.

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm trong kính

Phân loại 

Rèm trong kính thường có 2 loai là rèm điều khiển bằng tay và điều khiển bằng motor

Rèm điều khiển thủ công

Gồm các hệ G16, G19, G23 (kính cường lực 5mm)

– Hệ G16: độ dày lớp khí trơ là 16 mm, do có tình trạng hay kẹt rèm vào mùa đông nên hệ G16 trên thực tế ít được sử dụng
– Hệ G19: độ dày lớp khí trơ là 19 mm, đây là hệ được sử dụng nhiều nhất trong thực tế

Rèm điều khiển Motor sử dụng các hệ:

– Hệ G23 ( kính cường lực 5mm)

Rèm điều khiển bằng motor

Motor sử dụng tối đa với diện tích 3m2 rèm

  • Nguồn đơn: điều khiển 1 bộ rèm
  • Nguồn đôi: điều khiển 2 bộ rèm
  • Nguồn đa kênh: điều khiển tối đa 4 bộ rèm
  • Điều khiển đơn: điều khiển tối đa 1 bộ rèm
  • Điều khiển đa kênh: điều khiển tối đa 15 bộ rèm

– Khoảng cách giữa hai lớp kính: 23 mm
– Chủng loại kính: kính trắng tiêu chuẩn 5 mm, kính cường lực 5 mm, kính dán an toàn 6.3 mm
– Cách âm đến 70-80% nhờ bơm khí Argon
– Cách nhiệt nhờ độ truyền nhiệt 0.016 W/m.K của khí Argon và độ phản quang của rèm nhôm.
Hệ G27: độ dày lớp khí trơ là 27 mm, độ dày hộp kính 37mm, motor điều khiển sẽ được giấu trong khung nhôm ở mép trên của cửa.

Điều đặc biệt của rèm trong kính là các hệ điều khiển thủ công, điều khiển bằng remote hay điều khiển bằng bảng tính thông minh đều có chung cấu tạo với bộ nam châm cực mạnh, giúp dễ dàng điều khiển bằng tay nên khi mất điện vẫn có thể dễ dàng điều chỉnh rèm.

Tìm hiểu về rèm trong kính

Trên đây là bài viết tìm hiểu về rèm trong kính của Vạn An Decor. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về món đồ nội thất này.

Nếu quý khách hàng, các chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế thi công nội thất hoặc tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẠN AN
Văn phòng: 47 Hàm Long, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ: 0903268885
Website: http://vanandecor.com/