Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm sáo ngang trong nội thất

Vạn An Decor là đơn vị thiết kế thi công nội thất có phong cách đa dạng và chuyên sâu về bố trí mặt bằng. Chúng tôi am hiểu vật liệu trong ngành để áp dụng thi công hoàn thiện nội thất “Chìa khóa trao tay” giúp khách hàng thực sự “tận hưởng không gian sống” trong ngôi nhà của mình. Hãy cùng Vạn An Decor tìm hiểu dưới đây về rèm sáo ngang, một món đồ nội thất góp phần quan trọng trong thiết kế nội thất đẹp.

Rèm sáo ngang là gì ?

Rèm sáo ngang còn có tên gọi khác là màn lá ngang được cấu tạo bởi các lá rèm mỏng ghép với nhau theo chiều ngang, độ rộng mỗi lá từ 20– 50mm được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, trong đó phổ biến nhất là lá rèm bằng gỗ và nhôm. Ngoài ra còn có thêm những chất liệu tổng hợp như nhựa giả gỗ, PVC.

Cấu tạo của rèm sáo ngang:

– Lá rèm: độ rộng bản lá từ 20mm – 50mm
– Hộp thanh ngang: có hình dạng vuông dài, bên trong có trục cuốn dùng để cuốn các lá rèm lên xuống.
– Hệ thống nâng: bao gồm các phụ kiện như chốt khóa dây, nút hoặc vòng đệm bằng nhựa và các tua. Để nâng hạ rèm, chúng ta kéo dây kéo hoặc dây đi lên thông qua khóa dây.
– Hệ thống nghiêng: dùng để xoay lá rèm, thường có 2 loại chính:
+ Thanh xoay lá: là thanh dẫn động có bánh răng để quay lá rèm qua lại
+ Dây xoay lá: là 2 dây kéo hoạt động theo cơ chế nghiêng dùng để xoay lá rèm 180o
Có 2 cách sau đây để vận hành rèm sáo ngang:
– Cách 1: Kéo dây bằng tay.
– Cách 2: Sử dụng động cơ rèm để điều chỉnh kéo lên hoặc hạ xuống. Có thể điều khiển từ xa thông qua điều khiển từ xa, công tắc rèm, hoặc thông qua ứng dụng trên smartphone.

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm sáo ngang

Ưu điểm của rèm sáo ngang:

– Điều chỉnh ánh sáng thuận tiện, dễ dàng, lá rèm có thể kéo lên hạ xuống và xoay 180 độ rất linh hoạt
– Gọn gàng, năng động
– Thường gắn với phong cách hiện đại, nhưng vẫn có thể dùng cho các phong cách cổ điển hoặc bán cổ điển nếu dùng loại lá rèm bằng gỗ tự nhiên.

Nhược điểm của rèm sáo ngang:

– Không có khả năng cản sáng hoàn toàn, do cấu tạo từ các thanh nằm ngang nên khi đóng lại vẫn còn khe hở giữa các lá rèm, vì vậy ánh sáng vẫn có thể lọt qua. Do đó, ít được dùng cho phòng ngủ.
– Các lá rèm dễ bám bụi nên phải vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên, việc vệ sinh rèm lại không thuận tiện, do phải làm sạch từng lá rèm.

Phân loại rèm sáo ngang theo chất liệu

1. Rèm sáo gỗ là loại rèm sáo ngang có các lá rèm làm bằng gỗ tự nhiên 100%, thường đã qua xử lý cong, vênh, chống mối mọt, kích thước 25mm, 35mm, 50mm và khổ ngang tối đa là 2.500mm

 Ưu điểm của rèm sáo gỗ:

– Lá rèm làm bằng chất liệu gỗ tự nhiên nên khả năng cách nhiệt cao lên tới 95%, cản nắng và tia UV tốt
– Thường được xử lý nhiệt, hóa chất để chống cong vênh, rạn nứt, nấm mốc và mối mọt nên tương đối bền
– Màu sắc của gỗ tự nhiên nên đa dạng, độc đáo
– Khi lau chùi, chỉ cần dùng khăn mềm, ẩm mà không lo gây hại tới rèm
Trọng lượng thấp, lắp đặt dễ dàng

Nhược điểm của rèm sáo gỗ:

– Giá thành cao
– Không thích hợp sử dụng nơi có độ ẩm cao như phòng tắm, hoặc cửa sổ có ánh nắng, mưa trực tiếp hắt vào vì nước có thể làm cho rèm nhanh bị xuống cấp
– Dễ hư hỏng và tuổi thọ thấp hơn rèm sáo nhôm

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm sáo ngang

2. Rèm nhựa giả gỗ

là loại rèm sáo ngang có các lá rèm được làm từ nhựa Polystyrene (PS) – loại nhựa an toàn cho sức khỏe, trên bề mặt được sơn giả vân gỗ, sơn UV ba lớp chống tia tử ngoại, chống bạc màu và chống bụi bẩn và dễ dàng vệ sinh. Kích thước bản lá rèm thường là 35mm hoặc 50mm.

 Ưu điểm của rèm nhựa giả gỗ

– Chống nắng, cách nhiệt tốt lên tới 80%
– Chất liệu nhựa tổng hợp Poly Styrene bền hơn gỗ tự nhiên do có khả năng chịu nhiệt tốt, chống ẩm, chống nước, chống cháy, an toàn cho sức khỏe
– Đa dạng về màu sắc phù hợp với nhiều không gian nội thất
– Giá thành rẻ hơn so với rèm gỗ tự nhiên
– Có thể sử dụng nước và dung dịch chuyên dụng để vệ sinh mà không lo vật liệu bị ẩm hay trầy xước

Nhược điểm rèm nhựa giả gỗ

Về mặt thẩm mỹ không thể trông giống hoàn toàn như gỗ tự nhiên
– Chất liệu nhựa PS dễ trở nên mềm dẻo khi tiếp xúc nhiệt độ cao (trên 40oC), dẫn đến trình trạng cong vênh lá rèm
– Hay gặp lỗi đứt dây, thao tác khó do trọng lượng rèm khá nặng, nhất là với những bộ rèm kích thước lớn.

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm sáo ngang

3. Rèm sáo nhôm là loại rèm có lá rèm được làm từ lá nhôm mỏng nhẹ, với kích thước lá nhôm khoảng 25mm, được sơn tĩnh điện với họa tiết trơn, ánh kim hoặc in tranh.

Ưu điểm của rèm sáo nhôm:

– Độ bền cao và tuổi thọ vượt trội hơn các mẫu rèm khác, bởi được cấu tạo từ kim loại và trải qua quá trình sơn phủ kỹ lưỡng, giúp chống lại các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, tia UV, độ ẩm, côn trùng…
– Đa dạng về màu sắc và kích thước nên phù hợp với nhiều loại cửa sổ
– Lắp đặt đơn giản và dễ dàng thay lá rèm mới nếu bị hư hỏng
– Vệ sinh dễ dàng do khả năng bám bụi của lá nhôm rất thấp, bề mặt lá rèm trơn láng khi lau chỉ cần dùng khăn mềm ẩm, lau nhẹ nhàng là có thể làm sạch.

Nhược điểm của rèm sáo nhôm:

– Nhôm có khả năng cách nhiệt kém, nên không khí nóng hoặc lạnh từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào bên trong
– Mẫu mã không đa dạng như các loại rèm khác và chỉ phù hợp với phong cách hiện đại
– Lá rèm dễ bị cong vênh nếu sử dụng trong môi trường gió mạnh, hoặc bị tác động bởi môi trường xung quanh

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm sáo ngang

Một số kinh nghiệm trong lựa chọn và sử dụng rèm sáo ngang

1. Kinh nghiệm lựa chọn rèm sáo ngang

– Tùy theo vị trí lắp đặt để lựa chọn: Nếu vị trí lắp rèm có độ ẩm cao tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc mưa bão, bạn nên chọn rèm sáo nhôm, hoặc rèm nhựa giả vân gỗ. Nếu vị trí lắp đặt rèm có độ ẩm thấp ít tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài thì có thể chọn rèm sáo gỗ.
– Tùy theo phong cách thiết kế của tổng thể không gian để lựa chọn: Nếu yêu thích phong cách hiện đại, năng động, trẻ trung thì lựa chọn rèm sáo nhôm là lựa chọn tối ưu nhất, vì màu sắc đa dạng mang lại cảm giác tươi mới, sinh động. Còn nếu yêu thích phong cách sang trọng, cổ điển thì rèm sáo gỗ là lựa chọn phù hợp nhất, vì màu sắc trung tính, ấm ấp, màu tự nhiên của vân gỗ tạo ra cảm giác ấm áp, thoải mái và gần gũi với thiên nhiên.

Ngoài ra, bạn có thể căn cứ vào mục đích sử dụng, độ bền hay sự tiện nghi để chọn được loại rèm sáo ngang phù hợp với không gian sống của mình

2. Kinh nghiệm khi sử dụng rèm sáo ngang

– Lưu ý nên sử dụng dây xoay rèm thường xuyên, hạn chế dùng dây cuốn để tăng tuổi thọ của rèm.
– Khi điều chỉnh rèm lên xuống bằng hệ thống dây kéo, cần thực hiện nhẹ nhàng, đều tay, tránh giật mạnh hoặc kéo liên tục khiến dây rèm bị đứt hoặc rối xoắn.
– Vệ sinh rèm sáo ngang:
+ Vệ sinh rèm sáo gỗ rất đơn giản, không cần tháo toàn bộ rèm chỉ cần dùng dây xoay (hoặc thanh xoay) để xoay rèm về một hướng, dùng khăn mềm ẩm để lau sau đó xoay lật lại rèm để lau mặt còn lại cho đến khi rèm sạch là được.
+ Vệ sinh rèm sáo nhôm cũng đơn giản và gọn nhẹ, có thể dùng máy hút bụi hoặc khăn mềm ẩm để lau các lá rèm. Nếu rèm đã lâu chưa vệ sinh thì cần cẩn thận tháo các lá rèm ra sau đó ngâm với nước ấm, cho thêm 1 chút dung dịch tẩy rửa và ngâm khoảng 15 phút sau đó đem phơi khô là được. Trong thời gian chờ, bạn sẽ thực hiện làm sạch khung rèm để khi lắp rèm trở lại bụi sẽ không bám vào lá rèm.

Trên đây là bài viết tìm hiểu về rèm sáo ngang của Vạn An Decor. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về món đồ nội thất này.

Nếu quý khách hàng, các chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế thi công nội thất hoặc tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẠN AN
Văn phòng: 47 Hàm Long, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ: 0903268885
Website: http://vanandecor.com/