Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm điều khiển từ xa trong nội thất

Vạn An Decor là đơn vị thiết kế thi công nội thất có phong cách đa dạng và chuyên sâu về bố trí mặt bằng. Chúng tôi am hiểu vật liệu trong ngành để áp dụng thi công hoàn thiện nội thất “Chìa khóa trao tay” giúp khách hàng thực sự “tận hưởng không gian sống” trong ngôi nhà của mình. Hãy cùng Vạn An Decor tìm hiểu dưới đây về rèm điều khiển từ xa, một món đồ nội thất góp phần quan trọng trong thiết kế nội thất đẹp.

Rèm điều khiển từ xa là gì?

Rèm tự động hay còn gọi là rèm điều khiển từ xa là loại rèm được gắn thêm động cơ motor để có thể điều khiển được từ xa thông qua thiết bị điều khiển (remote control) hoặc thông qua ứng dụng cài trên điện thoại, máy tính có kết nối internet. Với rèm tự động việc điều khiển sẽ dễ dàng thực hiện từ xa, thuận tiện cho nhiều đối tượng sử dụng, trong khi với các loại rèm truyền thống, cần phải dùng tay khi muốn thu rèm vào hay kéo rèm ra. Chính vì thế rèm điều khiển từ xa còn được gọi là rèm tự động hay rèm cửa thông minh.

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm điều khiển từ xa

Ưu điểm của rèm điều khiển từ xa

Rèm điều khiển từ xa có các ưu điểm sau:

– Sử dụng thuận tiện là ưu điểm lớn nhất của loại rèm điều khiển từ xa, giúp tiết kiệm thời gian và tạo cảm giác tiện nghi khi không cần di chuyển đến vị trí rèm mà vẫn có thể điều khiển được một cách dễ dàng, thuận tiện.

– Hoạt động êm ái thích hợp cho các không gian giành cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

– Rèm điều khiển từ xa đặc biệt phù hợp với các không gian rộng lớn như hội trường hoặc sân khấu, giúp việc điểu khiển rèm được thực hiện một cách dễ dàng, thuận tiện và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

– Với loại rèm tự động thông minh, có thêm bộ phận cảm biến môi trường, nên có thêm tính năng hẹn giờ và báo cháy. Với tính năng này, có thể cài đặt tự động đóng mở theo khung giờ mong muốn hoặc khi gặp nhiệt độ quá cao, thời tiết có gió to, có mưa lớn…

– Khi mất điện, rèm tự động vẫn có thể điều khiển bằng tay như cách truyền thống.

Nhược điểm của rèm điều khiển từ xa

Ngoài các ưu điểm đã nêu thì rèm điều khiển từ xa cũng có một số hạn chế sau đây:

– Không phù hợp lắp đặt ở các vị trí ẩm thấp, dễ bị nước ngấm vào động cơ và dây gây hư hỏng.

– Phạm vi điều khiển từ xa bằng bộ phận remote, cụ thể hơn khoảng cách từ vị trí điều khiển đến vị trí rèm, phải đúng quy định của nhà sản xuất.

– Rèm điều khiển từ xa đôi khi có gặp những sự cố kỹ thuật như mất điện, lỗi motor hoặc quên/mất bộ phận điều khiển từ xa. Trong các trường hợp này, việc điều khiển lại phải thực hiện bằng tay cho đến khi sự cố được khắc phục. Trường hợp lỗi motor, cũng có thể làm phát sinh chi phí sửa chữa, khắc phục.

Phân loại Rèm cửa tự động

1. Rèm cuốn tự động

Rèm cuốn tự động là rèm cuốn có gắn motor điều khiển từ xa, hoạt động theo cơ chế mở khi rèm được kéo từ dưới lên và đóng khi rèm được thả từ trên xuống. Với các cửa sổ trên cao, các ô cửa kính lớn, rèm cuốn tự động là một trong những giải pháp hàng đầu, vừa che nắng hiệu quả, thuận tiện cho việc sử dụng, vừa đảm bảo thẩm mỹ cho khu vực lắp đặt.

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm điều khiển từ xa

2. Rèm vải tự động

Rèm vải tự động là loại rèm may bằng vải, có sử dụng hệ thống motor và điều khiển từ xa, thường được sử dụng tại các khung cửa, vách kính lớn, cửa thông tầng… nơi có yêu cầu cao cả về thẩm mỹ và sự tiện dụng. Rèm vải tự động rất linh hoạt trong điều tiết sáng tối cho không gian do thường có cấu tạo 1 lớp vải dày và 1 lớp vải mỏng hoặc do việc chọn vải màu tối hoặc sáng khi thiết kế.

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm điều khiển từ xa

3. Rèm cầu vồng tự động

Rèm cầu vồng tự động là loại rèm được dệt đan xen giữa lớp vải và lớp voan, có gắn hệ thống motor và điều khiển từ xa. Cấu tạo đan xen của rèm cầu vồng giúp dễ dàng điều chỉnh sáng tối theo nhu cầu, kết hợp với hệ thống điều khiển từ xa sẽ rất phù hợp với không gian nhà ở hoặc không gian văn phòng.

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm điều khiển từ xa

4. Rèm cửa gỗ tự động

Có phần rèm được cấu tạo từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ nhân tạo và được điều khiển tự động do được gắn thêm hệ thống motor và điều khiển từ xa. Rèm cửa gỗ tự động là một trong những loại rèm cửa có khả năng cản nắng, cản nhiệt và chống tia UV tốt nhất. Rèm gỗ tự động thường được thiết kế cho các không gian mang phong cách cổ điển, sang trọng.

Thiết kế nội thất đẹp – Tìm hiểu về rèm điều khiển từ xa

Ngoài 4 loại rèm tự động trên, còn có các loại rèm tự động khác như rèm roman, rèm trần, rèm sáo…. tự động, có thể được cân nhắc tùy thuộc vào sở thích của khách hàng và phong cách thiết kế nội thất được lựa chọn để tăng tính thẩm mỹ cho không gian và đảm bảo sự tiện dụng cho quá trình sử dụng.

Cấu tạo của rèm cửa tự động

Về hình thức, mẫu rèm tự động hay rèm thông minh không khác mấy so với mẫu rèm thông thường. Nhưng, chúng đặc biệt là có thêm hệ thống để có thể điều khiển từ xa. Hệ thống này bao gồm 3 bộ phận chính là động cơ rèm, hộp rèm, thanh treo rèm và phụ kiện:

Động cơ rèm

Động cơ rèm hay còn gọi là motor, là một bộ phận không thể thiếu của các loại rèm tự động.  Khi rèm được lắp động cơ, việc điều khiển trở nên thuận tiện và nhanh gọn, với một thao thác đơn giản là bấm vào bộ phận điều khiển từ xa (remote) hay chạm nhẹ vào điện thoại di động, máy tính bảng. Có nhiều loại động cơ và có nhiều công suất hoạt động khác nhau tùy từng hãng sản xuất. Hãy điểm qua một số loại động cơ thông dụng sau:

  1. Động cơ mở ngang:

    Thường được sử dụng cho loại rèm vải, là loại rèm rất được yêu chuộng sử dụng, nhất là khu vực châu Á. Nên cũng có thể nói đây là loại động cơ phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Tìm hiểu về rèm điều khiển từ xa

  1. Động cơ ống: Là loại động cơ được sử dụng cho nhiều loại rèm khác nhau, như rèm cuốn tự động, rèm cầu vồng tự động, rèm roman tự động, rèm gỗ tự động, rèm trần tự động… Do đó, để phù hợp cho các loại rèm khác nhau, động cơ ống rất phong phú không những về mã hàng, mà còn đa dạng về đường kính ống động cơ và lực kéo, ví dụ:

– Động cơ ống phi 25: Đây là loại nhỏ, thường được dùng cho rèm cuốn và rèm cầu vồng có kích thước nhỏ và trọng lượng tối đa 4kg.

– Động cơ ống phi 35: Là loại động cơ ống phổ biến nhất, thường có lực kéo từ 6Nm đến 10Nm và sử dụng cho các bộ rèm có kích thước thông thường.

– Động cơ ống phi 45: Loại động cơ ống này chủ yếu áp dụng cho các hệ rèm cuốn lớn như rèm ngoài trời, rèm trần tự động.

Tìm hiểu về rèm điều khiển từ xa

  1. Động cơ Venetian:

    Là loại động tương đối nhỏ, thường lắp đặt cho các loại rèm nhỏ gọn, nhẹ nhàng như rèm sáo nhôm, rèm trần tổ ong.

Tìm hiểu về rèm điều khiển từ xa

  1. Động cơ rèm sân khấu chuyên dụng: Là loại động cơ có trọng tải lớn, lực kéo >8N, tải được bộ rèm chuyên dụng có trọng lượng tối đa lên tới 250kg, chiều dài rèm đến 22m.

Tìm hiểu về rèm điều khiển từ xa

  1. Động cơ rèm sáo dọc tự động: Đây là loại động cơ có cơ chế hoạt động để rèm có thể vừa được kéo ngang như rèm vài mà vẫn đáp ứng tính năng lật lá của rèm sáo.

Tìm hiểu về rèm điều khiển từ xa

Hộp rèm:

Hầu hết rèm tự động sẽ được thiết kế có hộp rèm và đây cũng là phần ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của bộ rèm.  Xu hướng rèm tự động hiện nay là sử dụng rèm âm trần và thiết kế chủ yếu theo dạng hộp rèm, độ rộng của hộp rèm động cơ có 2 tiêu chuẩn dành cho rèm 2 lớp và 1 lớp. Với rèm vải 2 lớp độ rộng của rèm từ 20-25cm. Rèm 1 lớp thì độ rộng từ 15-18 cm. Với rèm cuốn hay roman, cầu vồng độ rộng từ 12-15 cm.

Tìm hiểu về rèm điều khiển từ xa

Thanh treo và phụ kiện:

Thanh treo rèm thông minh được thiết kế khá đặt biệt chúng thường to và cấu tạo phức tạp hơn so với thanh treo của các loại rèm thông thường. Để hoạt động hiệu quả, khi lắp đặt cần lưu ý lựa chọn thanh treo đúng tiêu chuẩn, tránh để thanh treo kẹt có thể làm hỏng động cơ. Với một số khung cửa, thanh treo cần có độ cong theo các góc, cần lưu ý sử dụng thanh treo được uốn cong mọi góc độ nhưng vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của rèm. Hệ thống dây kéo, phụ kiện cần đảm bảo hoạt động tốt và không bị kẹt.

thiết kế nội thấtNhững lưu ý khi lắp đặt và sử dụng rèm điều khiển từ xa

– Để đảm bảo khả năng vận hành của rèm vải tự động cũng như tuổi thọ của rèm, cần có biện pháp duy trì nguồn điện ổn định liên tục cho động cơ, tránh đấu nối nguồn điên qua công tắc tắt bật hoặc qua bóng đèn, vì rất dễ gây ra tình trạng chập, cháy đường dây điện.

– Đường dây điện và motor thường đặt ở vị trí phần góc thu rèm về. Motor và dây cần đặt sát góc rèm và được che chắn bởi rèm cửa, để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

– Không nên buộc dây vén giữ rèm 2 bên, động cơ sẽ không phát huy được tác dụng, ảnh hưởng tới hoạt động và tính năng của rèm, cũng như không tốt cho tuổi thọ của động cơ.

– Để rèm tự động được bền và hoạt động tốt, cần vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ.

Trên đây là bài viết tìm hiểu về rèm điều khiển từ của Vạn An Decor. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn món đồ nội thất này.

Nếu quý khách hàng, các chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế thi công nội thất hoặc tham khảo thêm các dự án khác của chúng tôi vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẠN AN
Văn phòng: 47 Hàm Long, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Liên hệ: 0903268885
Website: http://vanandecor.com/